XÂY DỰNG KHOẢNG THAM CHIẾU CHO CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH KHỎE MẠNH TẠI PHÒNG XÉT NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y- DƯỢC ĐÀ NẴNG

Thị Quỳnh Nga Nguyễn1, Thị Hạnh Nguyễn 1,, Thị Thu Huyền Lư1
1 Trường Đại học kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khoảng tham chiếu (KTC) là một khoảng giá trị, gồm giới hạn trên và giới hạn dưới, được xây dựng dựa trên nhóm quần thể những người khỏe mạnh. Việc xây dựng khoảng tham chiếu phù hợp cho phòng xét nghiệm là cần thiết để đánh giá rối loạn sinh lý, bệnh lý của cơ thể trong một quần thể nhất định. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng khoảng tham chiếu cho các chỉ số huyết học ở người trưởng thành khỏe mạnh tại phòng Xét nghiệm Trường Đại học kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng”. Mục tiêu: (1) Thiết lập khoảng tham chiếu cho một số xét nghiệm huyết học: RBC, WBC, PLT, HB, HCT, MCV, MCH, MCHC ở người trưởng thành khỏe mạnh tại phòng xét nghiệm – Trường Đại học kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng. (2) Đánh giá sự khác biệt của khoảng tham chiếu ở một số chỉ số huyết học theo giới tính và độ tuổi. Đối tượng và phương pháp: là người khỏe mạnh từ 18-60 tuổi tham gia khám sức khỏe đạt loại I tại Trung tâm chẩn đoán Y khoa, Trường đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang,cỡ mẫu: 418 người. Kết quả: KTC của nam cao hơn ở nữ đối với các chỉ số RBC, Hb, Hct, MCV, MCH, WBC, PLT và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. KTC của chỉ số RBC, MCV, MCH ở nam trong độ tuổi từ 18 – 35 với 36 – 49 và 18 – 35 với 50 – 65 tuổi có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p <0,05. KTC của chỉ số MCV, MCH ở nữ trong độ tuổi từ 18 – 35 với 36 – 49 có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với  p <0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hiền Hạnh, Nguyễn Trung Kiên, Hồ Xuân Trường, Tạ Việt Hưng (2018). Nghiên cứu một số chỉ số huyết học tế bào và khoảng tham chiếu trên người bình thường khỏe mạnh. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 1: 36-42.
2. Abdullah A, Mahmood A, Rahman S (2020). Hematology Reference Intervals for Healthy Adults of the City of Sulaymaniyah, Iraq. International Journal of General Medicine. 13(1249–1254).
3. Bimerew G, Demie T, Eskinder K (2018). Reference intervals for hematology test parameters from apparently healthy individuals in southwest Ethiopi. SAGE Open Medicine, Volume 6: 1–10.
4. Clinical and Laboratory Standards Institute (2010). Defining, Establishing and Verifying Reference Intervals in the Clinical Laboratory: Approved Guideline: Approved guideline- third edition. C28-Ac3: Volume 28, number 30;
5. Kueviakoe M, Segbena Y, Jouault H, Vovor A, Imbert M (2011). Hematological Reference Values for Healthy Adults in Togo. ISRN Hematology, Volume 2011.
6. Omuse G, Maina D, Mwangi J, Wambua C, Radia K (2018). Complete blood count reference intervals from a healthy adult urban population in Kenya. Plos One, 13(6).
7. Roshan M, Rosline H (2009). Hematological reference values of healthy Malaysian population. Int. Jnl. Lab. Hem, 31, 505–512.
8. Wu X, Zhao M, Pan B, Zhang J, Peng M, Wang L, et al. (2015) Complete Blood Count Reference Intervals for Healthy Han Chinese Adults. PLoS ONE, 10(3).