ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ĐỘ I, II, III BẰNG SÓNG NGẮN, XOA BÓP BẤM HUYỆT, ĐIỆN CHÂM VÀ KÉO GIÃN CỘT SỐNG

Danh Tiến Thịnh Trần 1,, Quang Tùng Phùng2
1 Đại học Duy Tân
2 Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng độ I, II, III bằng Sóng ngắn, xoa bóp bấm huyệt, điện châm và kéo giãn cột sống. Đối tượng, phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng đối chứng trên 70 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng độ I, II, III được xác đinh trên phim MRI (mỗi nhóm 35 bệnh nhân) được điều trị tại Trung tâm nghiên cứu và điều trị kỹ thuật cao/ Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga từ tháng 4/2021-12/2021. Kết quả: Nhóm nghiên cứu (nhóm sử dụng kết hợp bốn phương pháp) có thời gian điều trị trung bình là 17,6 (2,97) ngày, nhóm chứng (nhóm sử dụng điện châm, xoa bóp bấm huyệt) có thời gian điều trị trung bình 20,9 (3,52) ngày. Nhóm nghiên cứu có thời gian điều trị ngắn hơn so với nhóm chứng trung bình 3,29 ngày, 95%CI từ 1,74 đến 4,74 ngày. Sau can thiệp các chỉ số VAS, DMC, ODI nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết luận: Kết hợp bốn phương pháp giúp giảm ngắn thời gian điều trị, cải thiện triệu chứng đau, mức độ co cơ, mức độ tàn tật tốt hơn so với nhóm sử dụng điện châm, xoa bóp bấm huyệt đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. E. Ljunggren, H. Weber, and S. Larsen, “Autotraction versus manual traction in patients with prolapsed lumbar intervertebral discs.,” Scand. J. Rehabil. Med., vol. 16, no. 3, pp. 117–124, 1984.
2. T. Q. Bảo, Bùi Thanh Hà, and Đ. V. Phương, “Nghiên cứu hiệu quả của điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp kết hợp điện châm với kéo dãn cột sống,” Tạp chí thần kinh học, 2010.
3. Y. Zhang, S. Tang, G. Chen, and Y. Liu, “Chinese massage combined with core stability exercises for nonspecific low back pain: A randomized controlled trial,” Complement. Ther. Med., vol. 23, no. 1, pp. 1–6, 2015, doi: 10.1016/j.ctim.2014.12.005.
4. S. Tang, Z. Mo, and R. Zhang, “Acupuncture for lumbar disc herniation: a systematic review and meta-analysis,” Acupunct. Med., vol. 36, no. 2, pp. 62–70, 2018.
5. J. Mu, J. Cheng, J. Ao, J. Wang, and D. Zhao, “Clinical observation on treatment of lumbar intervertebral disc herniation with electroacupuncture on Jiaji (Ex-B 2) points plus traction: A clinical report of 30 cases,” J. Acupunct. Tuina Sci., vol. 5, no. 1, pp. 44–47, 2007.
6. C. Keji and X. U. Hao, “The integration of traditional Chinese medicine and Western medicine,” Eur. Rev., vol. 11, no. 2, pp. 225–235, 2003.
7. P. Rong et al., “Mechanism of acupuncture regulating visceral sensation and mobility,” Front. Med., vol. 5, no. 2, pp. 151–156, 2011.
8. J.-S. Han, “Acupuncture and endorphins,” Neurosci. Lett., vol. 361, no. 1–3, pp. 258–261, 2004.
9. R. S. Kiser, R. Gatchel, K. Bhatia, M. Khatami, X.-Y. Huang, and K. Altshuler, “Acupuncture relief of chronic pain syndrome correlates with increased plasma met-enkephalin concentrations,” Lancet, vol. 322, no. 8364, pp. 1394–1396, 1983.