LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ LACTAT MÁU VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM KHÔNG CÓ SỐC TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ lactat máu lúc nhập viện và một số thông số lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim cấp có phân suất tống máu giảm không có sốc tim. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim cấp có phân suất tống máu giảm không có sốc tim điều trị tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: 88 bệnh nhân nghiên cứu (tuổi trung bình 64,57 ± 14,42 tuổi, 70,5% là nam) có nồng độ lactat máu trung bình lúc nhập viện là 1,80 ± 0,71 mmol/l, giá trị thấp nhất và cao nhất lần lượt là 0,7 và 4,4 mmol/l, khoảng tứ phân vị từ 25% đến 75% lần lượt là 1,2 và 2,3 mmol/l. Nồng độ lactat máu lúc nhập viện có tương quan với tần số tim và tần số thở lúc nhập viện với hệ số r lần lượt là 0,225 và 0,303. Không ghi nhận mối tương quan giữa nồng độ lactat máu lúc nhập viện với nồng độ NT-proBNP, troponin T lúc nhập viện và chức năng tâm thu thất trái EF.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lactat, suy tim cấp, lâm sàng, cận lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Jansen TC, van Bommel J, Bakker J. Blood lactate monitoring in critically ill patients: a systematic health technology assessment. Crit Care Med. 2009;37(10):2827-2839.
3. Attanà P, Lazzeri C, Picariello C, et al. Lactate and lactate clearance in acute cardiac care patients. Eur Heart J Acute Cardiovasc Care. 2012;1(2):115-121.
4. Lazzeri C, Valente S, Chiostri M, et al. Clinical significance of lactate in acute cardiac patients. World J Cardiol. 2015;7(8):483-489.
5. Cluntun AA, Badolia R, Lettlova S, et al. The pyruvate-lactate axis modulates cardiac hypertrophy and heart failure. Cell Metabolism. 2021;33(3):629-648.e10.
6. Zymliński R, Biegus J, Sokolski M, et al. Increased blood lactate is prevalent and identifies poor prognosis in patients with acute heart failure without overt peripheral hypoperfusion. Eur J Heart Fail. 2018;20(6):1011-1018.
7. Biegus J, Zymliński R, Sokolski M, et al. Clinical, respiratory, haemodynamic, and metabolic determinants of lactate in heart failure. Kardiol Pol. 2019;77(1):47-52.
8. Bosso G, Mercurio V, Diab N, et al. Time-weighted lactate as a predictor of adverse outcome in acute heart failure. ESC Heart Fail. 2021;8(1):539-545.