SO SÁNH GIỮA CHỤP XẠ HÌNH XƯƠNG VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG PHÁT HIỆN DI CĂN XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Đức Hoàng Đồng 1,, Thị Ánh Tuyết Lê 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện trung ương quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả chẩn đoán di căn xương bằng chụp xạ hình xương (BS) với Technetium-99m methylene diphosphonate (Tc-99m MDP) và chụp cắt lớp vi tính (CT) ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) có nghi ngờ di căn xương. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 57 bệnh nhân HCC. Độ chính xác của BS và CT được xác định bằng cách so sánh với kết quả di căn tiến triển và chỉ định điều trị giảm nhẹ sau đó. Kết quả: Nghiên cứu này bao gồm 48 nam và 9 nữ, tuổi trung bình 60,5 ± 12,9. Lý do chụp xạ hình xương: tầm soát di căn (54,4%), đau xương: 29,8%, yếu chi: 14%, sờ thấy khối trên thành ngực: 1,8%. Tỉ lệ phát hiện di căn xương bằng BS (45,6%) cao hơn so với CT (29,8%), p = 0,001. Có 23 vùng di căn trên CT, có xu hướng phát hiện tốt hơn ở cột sống: 14/23, xương chậu: 5/23 và 45 vùng trên BS, có xu hướng phát hiện tổn thương tốt hơn ở cột sống: 19/45, xương sườn: 12/45. Theo kết quả theo dõi và điều trị giảm nhẹ bằng SBRT, phát hiện tổn thương xương di căn bằng CT: độ nhạy 72,2%, độ đặc hiệu 89,7%, giá trị dự đoán dương tính: 76,5%, giá trị dự đoán âm tính 87,5%, độ chính xác 84,2%; phát hiện tổn thương xương di căn bằng bằng BS: độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 79,5%, giá trị dự đoán dương tính 69,2%, giá trị dự đoán âm tính 100%, độ chính xác 86,0%.  Kết luận: Chụp xạ hình xương có độ chính xác tốt hơn so với chụp cắt lớp vi tính trong việc phát hiện tổn thương xương do HCC di căn, nhưng để xác định di căn xương, hỏi bệnh cẩn thận, khám lâm sàng kĩ và thực hiện nhiều phương pháp chụp xương là rất quan trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Đức Tiến. (2018). Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn YTTRIUM-90, Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
2. Sakdapetsiri W. (2017). Agreement of bone metastasis detection between bone scintigraphy and whole body-MRI in hepatocellular carcinoma. Chula Med J, 61: 322-331.
3. Yen RF, Chen CY, Cheng MF, et al. (2010). The diagnostic and prognostic effectiveness of F-18 sodium fluoride PET-CT in detecting bone metastases for hepatocellular carcinoma patients. Nucl Med Commun., 31(7):637-45.
4. Langsteger W, Rezaee A, Pirich C, et al. (2016). 18F-NaF-PET/CT and 99mTc-MDP Bone Scintigraphy in the Detection of Bone Metastases in Prostate Cancer. Semin Nucl Med, 46(6):491-501.
5. Verma S, Kumar N, Kheruka S, et al. (2016). Extraosseous 99mTc-methylene diphosphonate uptake on bone scan: Unusual scenario. Indian J Nucl Med, 31(4): 280–282.
6. Zhang L, He Q, Zhou T, et al. (2019). Accurate characterization of 99mTc-MDP uptake in extraosseous neoplasm mimicking bone metastasis on whole-body bone scan: contribution of SPECT/CT. BMC Medical Imaging, 19: 44.
7. Chen CY, Wu K, Lin WH, et al. (2012). High false negative rate of Tc-99m MDP whole-body bone scintigraphy in detecting skeletal metastases for patients with hepatoma. Journal of the Formosan Medical Association, 111(3): 140-146.
8. Bolaños DC, Wong LR, González DN, et al. (2017). Sensitivity, Specificity, Predictive Values, and Accuracy of Three Diagnostic Tests to Predict Inferior Alveolar Nerve Blockade Failure in Symptomatic Irreversible Pulpitis. Pain Research and Management, 2017, https:// doi.org/10.1155/2017/3108940.