KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ TRONG PHÒNG CHỐNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VÀ THÀNH TÂY NĂM 2017

Thị Thùy Dung Phạm 1,, Thị Hồng Anh Nguyễn 1, Hồng Trang Nguyễn 1
1 Đại học Phenikaa, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá kiến thức, thái độ về việc chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS của sinh viên ngành Điều dưỡng - những người sẽ thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc trực tiếp với các bệnh nhân - là rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu thực hiện trên đối tượng này. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ về phòng chống và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 tại trường đại học Y Hà Nội và đại học Thành Tây năm 2017; Xác định một số yếu tố liên quan giữa kiến thức với thái độ về phòng chống và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Kiến thức, phòng chống và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 và thứ 4 tại hai trường chưa cao (63%), trong đó tỷ lệ đạt ở sinh viên ĐH Y Hà Nội là 80,1%, và sinh viên trường ĐH Thành Tây là 41,2%. Điểm trung bình chung về kiến thức HIV/AIDS đạt của sinh viên của 2 trường là 20±3,2, trong đó trường ĐH Y Hà Nội (21,6±2,5) cao hơn điểm trung bình của sinh viên ĐH Thành Tây (18,4±3,8). Về thái độ: có tới 15,5% sinh viên có xa lánh, đổ lỗi cho người có HIV; 9,1% sinh viên đồng ý/rất đồng ý rằng “người nghiện chích ma túy đáng bị mắc HIV"; và sinh viên có thái độ “đồng cảm” với “trẻ em/người nhiễm HIV do truyền máu hơn là người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy” chiếm 34,3%. Kết luận: Các trường đào tạo điều dưỡng cần trang bị thêm cho các em sinh viên kiến thức về dự phòng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, kiểm soát nhiễm khuẩn trong HIV/AIDS, từ đó giảm thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thi, M. D., Brickley, D. B., Vinh, D. T. et al., (2008), "A qualitative study of stigma and discrimination against people living with HIV in Ho Chi Minh City, Vietnam", AIDS Behav, 12(4 Suppl), pp. S63-70.
2. Sandelowski, M., Lambe, C. & Barroso, J. (2004), "Stigma in HIV positive women", Journal of Nursing Scholarship, 36(2), pp. 122 - 128.
3. Li, V.C., Cole, B. L., Zhang, S.Z. & Chen, C.Z. (1993), "HIV-related knowledge and attitudes among medical students in China", AIDS Care, 5(3), pp. 305 -312.
4. Maswanya, E., Moji, K., Aoyagi, K. et al., (2000), "Knowledge and attitudes toward AIDS among female college students in Nagasaki, Japan", Health Education Research, 15(1), pp. 5 - 11
5. Bộ Y tế (2008), Báo cáo quốc gia lần thứ ba về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS. Hội thảo Đồng thuận Quốc gia, Hà Nội.
6. Vũ Thuý Hạnh (2003), Khảo sát một số bệnh nhiễm trùng cơ hội và mối liên quan với sự suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS điều trị tại Viện Y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội
7. Bruce, K. E. & Walker, L. J. (2001), "College students’ attitudes about AIDS 1986 to 2000", AIDS Education and Prevention, 13(5), pp. 428 - 437.
8. Duffy, L. (2005), "Suffering, shame, and silence: The stigma of HIV/AIDS", Journal of the Association of Nurses in AIDS Care, 16(1), pp. 13-20.