ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH LÝ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN KHÁNG TRỊ VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG NHẰM HỖ TRỢ QUẢN LÝ BỆNH

Việt Hằng Đào 1,2,, Thị Ngọc Ánh Trần 2, Mạnh Duy Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khảo sát được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2020 nhằm đánh giá thực trạng bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản (GERD) kháng trị trong thực hành lâm sàng và nhu cầu sử dụng ứng dụng di động (ƯDDĐ) hỗ trợ quản lý bệnh. Có 101 bác sỹ đã tham gia nghiên cứu, trong đó 97% bác sỹ đã từng điều trị cho bệnh nhân trào ngược dạ dày- thực quản, 88% bác sỹ đã từng gặp bệnh nhân không đáp ứng điều trị.71,7% các bác sỹ ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng điều trị trong thực tế ≥ 10%. Phối hợp thêm thuốc, tăng liều hay thay đổi thuốc PPI là những xử trí phổ biến của các bác sỹ khi điều trị cho bệnh nhân GERD kháng trị. 100% bác sỹ đồng ý với việc xây dựng một ƯDDĐ quản lý bệnh trào ngược dạ dày-thực quản cho bệnh nhân. Tính năng các bác sỹ mong muốn xây dựng trong ƯDDĐ bao gồm hướng dẫn về chế độ ăn uống, sinh hoạt, cung cấp kiến thức về bệnh và là kênh tương tác giữa bác sỹ và bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổ chức Y tế thế giới, Tổng quan quốc gia về Nhân lực y tế Việt Nam 2018.
2. Bộ Y Tế. Ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới xây dựng nền y tế thông minh. 2019; Available from: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/ /asset_publisher/ 7ng11fEWgASC/ content/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-huong-toi-xay-dung-nen-y-te-thong-minh.
3. Đặng Thị Lõn, et al., Hình thái vùng nối dạ dày - thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới bằng kỹ thuật HRM ở bệnh nhân có thoát vị hoành trượt trên nội soi. Tạp chí Y Dược học Lâm sàng 108 2020. 15(2).
4. Đào Việt Hằng and Hoàng Bảo Long, Bước đầu đánh giá kết quả đo pH-trở kháng 24 giờ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản kháng trị. Tạp chí nghiên cứu Y học, 2019. 119(3): p. 33-40.
5. Vakil, N., et al., The Montreal definition and classification of gastroesophageal reflux disease: a global evidence-based consensus. Am J Gastroenterol, 2006. 101(8): p. 1900-20; quiz 1943.
6. Fock, K.M., et al., Asia-Pacific consensus on the management of gastro-oesophageal reflux disease: an update focusing on refractory reflux disease and Barrett's oesophagus. Gut, 2016. 65(9): p. 1402-15.
7. Mermelstein, J., A. Chait Mermelstein, and M.M. Chait, Proton pump inhibitor-refractory gastroesophageal reflux disease: challenges and solutions. Clin Exp Gastroenterol, 2018. 11: p. 119-134.
8. El-Serag, H., A. Becher, and R. Jones, Systematic review: persistent reflux symptoms on proton pump inhibitor therapy in primary care and community studies. Aliment Pharmacol Ther, 2010. 32(6): p. 720-37.
9. Mermelstein, J., A.C. Mermelstein, and M.M. Chait, Proton pump inhibitors for the treatment of patients with erosive esophagitis and gastroesophageal reflux disease: current evidence and safety of dexlansoprazole. Clin Exp Gastroenterol, 2016. 9: p. 163-72.