VAI TRÒ CỦA CÁC CAN THIỆP ÍT XÂM LẤN TRONG ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN KHÔNG MỔ CHẤN THƯƠNG THẬN

Trung Kiên Ngô 1,, Long Hoàng 2, Phú Việt Nguyễn 3
1 Bệnh viện Xanh Pôn
2 Đại học Y Hà Nội
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá vai trò của các biện pháp can thiệp ít xâm lấn trong điều trị bảo tồn không mổ chấn thương thận. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu các trường hợp chấn thương thận được điều trị bảo tồn không mổ tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2013 đến 2018. Kết quả: 24 bệnh nhân can thiệp mạch, trong đó 13 trường hợp được chỉ định từ đầu do có tổn thương mạch máu thận biểu hiện chảy máu thể hoạt động, 11 bệnh nhân được chỉ định trong quá trình theo dõi điều trị do giả phình động mạch thận. 13 trường hợp nội soi tiết niệu đặt thông jj, trong đó 8 trường hợp chỉ định từ đầu, 5 trường hợp chỉ định trong quá trình theo dõi điều trị do thoát nước tiểu dai dẳng hoặc máu cục trong bể thận. Kết luận: các biện pháp can thiệp ít xâm lấn xử lý được các tổn thương trong chấn thương thận mà trước đây thường phải phẫu thuật, do đó làn tăng tỷ lệ thành công của điều trị bảo tồn không mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Nguyễn Khải Ca (2001). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật chấn thương thận, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 53 - 57.
2. Trần Văn Sáng, Trần Ngọc Sinh (2011), Chấn thương thận và vết thương thận, Bài Giảng Bệnh học niệu khoa, Nhà xuất bản Phương Đông, 9-48.
3. Bruce L.M., Croce M.A., Santaniello J.M., et al (2001), Blunt renal artery injury: incidence, diagnosis and management, The American Journal of Surgery, 67: 550-554.
4. Fisher R.G., Ben-Menachem Y., Whigham C. (1989), Stab wounds of the renal artery branches: angiographic diagnosis and treatment by embolization, AJR Am J Roentgenol, 152 (6): 1231-5.
5. Keihani S., Anderson R.E., Fiander M., et al. (2018). Incidence of urinary extravasation and rate of ureteral stenting after high-grade renal trauma in adults: a meta-analysis. Transl Androl Urol. 7(Suppl 2): S169‐S178. doi:10.21037/tau.2018.04.13.
6. Miller D.C., Forauer A., Faerber G.J. (2002), Successful angioembolization of renal artery pseudoaneurysms after blunt abdominal trauma, Urology, 59(3): 444.
7. Ngo T.C., Lee J.J., Gonzalgo M.L. (2010), Renal pseudoaneurysm: an overview. Nat Rev Urol. 7(11): 619‐625.
8. Phillips B.J., Mirzaie M., Holzmer S., et al (2017), Penetrating Renal Trauma: A Review of Modern Management, J Eme Med Int Care, 3(3): 121.
9. Ramaswamy R.S., Darcy M.D (2016), Rterial Embolization for the Treatment of Renal Masses and Traumatic Renal Injuries, Tech Vasc Interv Radiol, 19: 203-10.