NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGẮN HẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP BÍT ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG DỤNG CỤ QUA DA Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Minh Long Trần 1, Xuân Hải Tăng 1, Văn Nam Nguyễn 1, Văn Tuấn Nguyễn 2,
1 Bệnh viện sản nhi Nghệ An
2 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Phương pháp: Mô tả cắt ngang được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân đã được can thiệp bít dù ÔĐM bằng dụng cụ Amplatzer, Coil – Pfm, tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ thành công đạt 97%, tỷ lệ shunt tồn lưu 3,1% sau một thời gan ngắn theo dõi. Sử dụng dù ÔĐM cổ điển chiếm tỷ lệ cao nhất là 78,1%. Biến chứng trực tiếp trong quá trình can thiệp chủ yếu là mất máu chiếm tỷ lệ cao nhất 9,4%. Có 1 ca gây hẹp ĐMC chiếm tỷ lệ 3,1%. Kết luận: Bít ÔĐM bằng phương pháp can thiệp qua da không để lại vết sẹo, bệnh nhân không phải  chịu một cuộc mổ. Thời gian nằm việc được rút ngắn. Nếu tính về hiệu quả tâm lý, xã hội và kinh tế thì đây cũng là một lợi ích lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2014). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch.
2. Lê Thanh Hải và cộng sự (2018), Hướng dẫn cập nhật và chẩn đoán bệnh lý ở trẻ em, Bệnh Viện Nhi Trung Ương, trang 1111-1115.
3. Phạm Hữu Hòa, Lê Hồng Quang và CS (2006). Đáng giá kết quả điều trị bệnh còn ống động mạch bằng dụng cụ Amplatzer ở trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương.
4. Phạm Nguyễn Vinh (2003), Bệnh học tim mạch, Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Y Học.
5. Feltes T.F., Bacha E., Beekman R.H. và cộng sự. (2011). Indications for Cardiac Catheterization and Intervention in Pediatric Cardiac Disease: A Scientific Statement From the American Heart Association. Circulation, 123(22), 2628.
6. Robert HP, Ziyad Hijazi, Daphne TH, Veronica Lewis, William EH. Multicenter USA Amplatzer Patent Ductus Arteriosus Occlusion Devive Trial, Initial and One-year Results. J Am Coll Cardiol 2004; 44: 513-519.