ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC Ở BỘ ĐỘI TÀU NGẦM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với tình trạng stresss và thời gian làm việc ở bộ đội tàu ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả thực hiện trên 290 quân nhân thủy thủ tàu ngầm, chia làm hai nhóm, nhóm 1: nhóm dưới tàu (101 người) và nhóm 2: nhóm trên bờ (189 người). Tất cả quân nhân được đánh giá thời gian hoạt động trên tàu, đánh giá mức độ căng thẳng cảm xúc theo bộ câu hỏi Spielberger, làm xét nghiệm sinh hóa máu đánh giá rối loạn lipid máu. Kết quả: không có mối tương quan giữa nồng độ Triglycerid, LDL-C, HDL-C với tình trạng căng thẳng cảm xúc thường xuyên ở cả hai nhóm. Nhóm dưới tàu có mối tương quan thuận, yếu giữa tình trạng căng thẳng cảm xúc thường xuyên với nồng độ cholesterol (r=0,153, p<0,05), nhóm trên bờ không thấy mối tương quan này. Không có mối tương quan giữa các chỉ số rối loạn lipid máu với thời gian phục vụ trong lực lượng tàu ngầm của nhóm dưới tàu. Kết luận: Không có mối tương quan giữa tình trạng căng thẳng cảm xúc thường xuyên, thời gian phục vụ trong lực lượng tàu ngầm với rối loạn lipid máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Căng thẳng cảm xúc, thủy thủ tàu ngầm, rối loạn lipid máu
Tài liệu tham khảo
2. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008) Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu. Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, tr. 476-501.
3. Bùi Thị Hà (2002) Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và các rối loạn bệnh lý có tính chất nghề nghiệp của thuyền viên vận tải xăng dầu đường biển. Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 49–84.
4. Nguyễn Hoàng Luyến (2017) Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y. tr.132-140.
5. Weekes N., Lewis R., Patel F. et al (2006) Examination stress as an ecological inducer of cortisol and psychological response to stress in undergraduate student, Stress, 9 (4), pp. 199 - 206.
6. Bennett S., Pisaniello D (2006) Oberon Class Submarine Occupational Hygiene Project, Final report, Conducted by Center for Military & Veterant Health, University of Queensland, University of Adelaide Nodes, pp. 1 – 89
7. Heath G. Gasier et al (2016) Cardiometabolic Health in Submariners returning from a 3-Month Patrol, Nutrients, 8, 85.