PHẪU THUẬT PHỤC HỒI THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG VÙNG MẶT

Quang An Lâm 1,, Phan Chung Thủy Trần 2, Viết Luân Trần 2, Văn Dương Trần 1, Xuân Hiệp Trần 3
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương thần kinh VII sau chấn thương vùng mặt nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ xấu, tác động đến tâm lý, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả phục hồi tình trạng liệt mặt sau phẫu thuật phục hồi thần kinh VII ngoại biên sau chấn thương vùng mặt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả loạt ca lâm sàng bệnh nhân bị liệt mặt sau chấn thương vùng mặt được phẫu thuật nối hoặc ghép đoạn thần kinh mặt ngoại biên từ 01/2019 đến 12/2020 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: tất cả 21 trường hợp chấn thương trong vòng 8 tuần được phẫu thuật phục hồi thần kinh VII ngoại biên. 8/21 trường hợp được nối tận – tận thần kinh bị đứt, 9/21 trường hợp được ghép đoạn thần kinh bị đứt bằng thần kinh bì bắp chân ngoài (thần kinh Sural) và 4/21 trường hợp kết hợp nối tận – tận và ghép đoạn thần kinh bị đứt. 06 tháng sau phẫu thuật, tình trạng liệt mặt của bệnh nhân được cải thiện trên 20/21 bệnh nhân. Tuy nhiên có 3/21 trường hợp có xuất hiện tình trạng đồng vận sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật nối - ghép đoạn thần kinh cho các trường hợp tổn thương thần kinh VII sau chấn thương sẽ giúp phục hồi dẫn truyền thần kinh và cải thiện tình trạng liệt mặt của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shahim, F.N., P. Cameron, and J.J. McNeil, Maxillofacial trauma in major trauma patients. Aust Dent J, 2006. 51(3): p. 225-30.
2. Brown, S., et al., Facial Nerve Trauma: Clinical Evaluation and Management Strategies. Plastic and Reconstructive Surgery, 2019. 143(5): p. 1498-1512.
3. Booth, P.W., B. Eppley, and R. Schmelzeisen, Maxillofacial Trauma and Esthetic Facial Reconstruction. 2 ed. 2011: Elsevier.
4. Tahirullah Khan, S.A.S., Peripheral nerve injury in maxillofacial trauma. Journal of Head and Neck Physicians and Surgeons.
5. Lee, M.C., et al., Functional Outcomes of Multiple Sural Nerve Grafts for Facial Nerve Defects after Tumor-Ablative Surgery. Arch Plast Surg, 2015. 42(4): p. 461-8.
6. Beech, T.J., L.C. Smith, and C.G. Hobbs, Graphic visual adaptation of House-Brackmann facial nerve grading for peripheral facial palsy: an alternative analysis of reliability. Clin Otolaryngol, 2006. 31(5): p. 461-2; author reply 462.
7. Kang, T.S., et al., Facial nerve grading systems (1985-2002): beyond the House-Brackmann scale. Otol Neurotol, 2002. 23(5): p. 767-71.
8. Rodríguez-Lorenzo, A. and C.-H.J. Tzou, Principles of Facial Nerve Reconstruction, in Facial Palsy: Techniques for Reanimation of the Paralyzed Face, C.-H.J. Tzou and A. Rodríguez-Lorenzo, Editors. 2021, Springer International Publishing: Cham. p. 55-69.
9. Hadlock, T.A. and M.L. Cheney, Single-incision endoscopic sural nerve harvest for cross face nerve grafting. J Reconstr Microsurg, 2008. 24(7): p. 519-23.
10. Scaramella, L.F., Cross-face facial nerve anastomosis: historical notes. Ear Nose Throat J, 1996. 75(6): p. 343, 347-52, 354.