PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA MŨI ĐIỀU TRỊ CÁC KHỐI U HỐC MŨI XÂM LẤN NÃO

Văn Công Ngô 1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự phát triển nội soi là một cuộc cách mạng trong ứng dụng điều trị bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính. Ngày càng ứng dụng mở rộng trong các tổn thương của tuyến yên. Thập niên gần đầy bắt đầu ứng dụng nội soi qua mũi để điều trị các khối hốc mũi xâm lấn vào nền sọ. Vì vậy, chúng tôi tập trung vào tổng kết việc ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khối u vùng nền sọ trước tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Chợ Rẫy. Mục tiêu nghiên cứu: áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khối u vùng nền sọ trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có can thiệp. Khảo sát các triệu chứng lâm sàng, mô bệnh học và mô tả kỹ thuật lấy bỏ u qua nội soi mũi các bệnh nhân u nền sọ trước tại khoa Tai Mũi Họng, khoa Ngoại Thần Kinh của Bệnh Viện Chợ Rẫy. Kết quả: từ 09/ 2010 – 12/ 2018, có 90 trường hợp được phẫu thuật lấy bỏ u xâm lấn nền sọ trước qua nội soi mũi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Chợ Rẫy. Trong đó, có 60% khối u là ác tính bao gồm ung thư tế bào vảy (17,8%), ung thư tuyến (8,9%) và ung thư nguyên bào thần kinh khứu (11,1%) và u lành tình chủ yếu là u xương và u màng não rãnh khứu. Sau phẫu thuật, các trường hợp được cải thiện trên lâm sàng và hình ảnh học. Kết luận: ứng dụng phẫu thuật nội soi qua mũi để điều trị các khối u nền sọ trước ban đã cho kết quả khả quan, tiếp cận trực tiếp được sang thương và phẫu thuật ít xâm lấn, giúp quan sát rõ phẫu trường, lấy được toàn bộ khối u cũng như giúp bảo tồn các chức năng của mũi xoang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Batra P. S. (2010), Minimally invasive endoscopic resection of sinonasal and anterior skull base malignant neoplasms. Expert Rev Med Devices, 7 (6), 781-91.
2. Castelnuovo Paolo, Turri-Zanoni Mario, Battaglia Paolo, Bignami Maurizio, Bolzoni Villaret Andrea, Nicolai Piero (2013), Endoscopic Endonasal Approaches for Malignant Tumours Involving the Skull Base. Current Otorhinolaryngology Reports, 1 (4), 197-205.
3. Couldwell W. T., Kan P., Weiss M. H. (2006), Simple closure following transsphenoidal surgery. Technical note. Neurosurg Focus, 20 (3), E11.
4. Lopez F., Suarez V., Costales M., Rodrigo J. P., Suarez C., Llorente J. L. (2012), Endoscopic endonasal approach for the treatment of anterior skull base tumours. Acta Otorrinolaringol Esp, 63 (5), 339-47.
5. Nicolai P., Battaglia P., Bignami M., Bolzoni Villaret A., Delu G., Khrais T., Lombardi D., Castelnuovo P. (2008), Endoscopic surgery for malignant tumors of the sinonasal tract and adjacent skull base: a 10-year experience. Am J Rhinol, 22 (3), 308-16.
6. Schroeder H. W. (2014), Indications and limitations of the endoscopic endonasal approach for anterior cranial base meningiomas. World Neurosurg, 82 (6 Suppl), S81-5.
7. Suzuki M., Sakurai H., Seno S., Hoshi J., Ogawa T., Arikata M., Tojima I., Kitanishi T., Tanaka H., Shimizu T. (2005), [Endoscopic resection of benign and malignant tumors in the nasal cavity and paranasal sinus]. Nihon Jibiinkoka Gakkai Kaiho, 108 (7), 724-33.
8. Thaler E. R., Kotapka M., Lanza D. C., Kennedy D. W. (1999), Endoscopically assisted anterior cranial skull base resection of sinonasal tumors. Am J Rhinol, 13 (4), 303-10.
9. Zimmer L. A., Theodosopoulos P. V. (2009), Anterior skull base surgery: open versus endoscopic. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 17 (2), 75-8.