KHẢO SÁT TÍNH SINH BỆNH CỦA ĐỘT BIẾN GEN SCN5A TRONG HỘI CHỨNG BRUGADA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Hội chứng Brugada là một tình trạng rối loạn nhịp tim di truyền gây đột tử. Một sô đột biến trên gen SCN5A, mã hóa cho kênh natri, đã được xác định là nguyên nhân gây hội chứng Brugada. Do các khó khăn liên quan đến các thử nghiệm trên mô hình sống và các nghiên cứu lâm sàng kéo dài, việc xác định tính sinh bệnh của các đột biến mới trên gen SCN5A, một bước quan trọng trong quá trình xác lập mối liên hệ kiểu gen-kiểu hình bệnh lí, đang được tiến hành trên các mô hình in silico. Mục tiêu: Xác định các đột biến gen SCN5A ở bệnh nhân hội chứng Brugada và khảo sát tính sinh bệnh của các đột biến này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca trên các bệnh nhân hội chứng Brugada tại các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bệnh được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Nhịp Tim Châu Âu 2015. Đột biến được xác định bằng kĩ thuật giải trình tự Sanger. Sử dụng các phần mềm dự đoán chức năng protein để khảo sát tính sinh bệnh của đột biến. Kết quả: Có 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Phát hiện được 14 đột biến gen SCN5A trên 14 bệnh nhân. Các đột biến gồm 10 loại khác nhau, trong đó 4 loại là đột biến mới chưa công bố trên các cơ sở dữ liệu di truyền. Khi dự đoán tính sinh bệnh bằng các phần mềm tin sinh học, 80% là đột biến gây bệnh và có thể gây bệnh. Kiểu hình bệnh lý của 12 bệnh nhân mang đột biến gây bệnh hoặc có thể gây bệnh được mô tả đồng thời. Kết luận: Nghiên cứu đã khảo sát và xác định tính sinh bệnh cho 10 loại đột biến gen SCN5A phát hiện được ở bệnh nhân hội chứng Brugada, sử dụng các công bố trên các cơ sở dữ liệu ClinVar và các phần mềm dự đoán chức năng protein. Tuy đây là cách tiếp cận phù hợp trong giai đoạn hiện nay nhưng vẫn cần thêm các mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa đột biến và kiểu hình của người bệnh để khẳng định tính sinh bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng Brugada, đột biến gen SCN5A, tính sinh bệnh
Tài liệu tham khảo
2. Kapplinger, J.D., et al., An international compendium of mutations in the SCN5A-encoded cardiac sodium channel in patients referred for Brugada syndrome genetic testing. 2010. 7(1): p. 33-46.
3. Members, A.T.F., et al., 2015 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death: The Task Force for the Management of Patients with Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death of the European Society of Cardiology (ESC) Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). 2015. 17(11): p. 1601-1687.
4. Richards, S., et al., ACMG Laboratory Quality Assurance Committee Standards and guidelines for the interpretation of sequence variants: a joint consensus recommendation of the American College of Medical Genetics and Genomics and the Association for Molecular Pathology. 2015. 17(5): p. 405-424.
5. http://clinvar.com/, acessed 20/11/2018.
6. Probst, V., et al., Long-term prognosis of patients diagnosed with Brugada syndrome: results from the FINGER Brugada Syndrome Registry. 2010. 121(5): p. 635-643.
7. Kapplinger, J.D., et al., Enhanced classification of Brugada syndrome–associated and long-QT syndrome–associated genetic variants in the SCN5A-encoded Nav1. 5 cardiac sodium channel. 2015. 8(4): p. 582-595.
8. Ackerman, M.J.J.H.r., Genetic purgatory and the cardiac channelopathies: exposing the variants of uncertain/unknown significance issue. 2015. 12(11): p. 2325-2331.
9. Makarawate, P., et al., SCN 5A Genetic Polymorphisms Associated With Increased Defibrillator Shocks in Brugada Syndrome. 2017. 6(6): p. e005009.