ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÔNG KHÍ CỦA MASK THANH QUẢN PROSEAL TRONG GÂY MÊ CHO PHẪU THUẬT TÁN SỎI THẬN QUA DA

Quang Minh Phạm 1,, Văn Quang Trần 2
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mask thanh quản proseal được thiết kế có nhiều ưu điểm, đảm bảo khả năng duy trì thông khí tốt hơn. Tuy nhiên, bác sỹ gây mê vẫn lo ngại việc duy trì thông khí trong tư thế nằm nghiêng đối với phẫu thuật tán sỏi thận qua da. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên được tiến hành nhằm so sánh hiệu quả thông khí giữa mask thanh quản proseal với ống nội khí quản. 60 bệnh nhân, chia thành 2 nhóm được phẫu thuật tán sỏi qua da tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 2 – 8/2020. Kết quả: một số chỉ số nhân trắc và thời gian phẫu thuật tương đương ở 2 nhóm. Sau khi nằm nghiêng, áp lực đỉnh đường thở tăng lên, độ giãn nở của phổi giảm đi, mặc dù vậy sự khác biệt tại mỗi thời điểm ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Thể tích khí rò rỉ (Vh %) ở nhóm mask thanh quàn luôn cao hơn so với nhóm nội khí quản, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự thay đổi thể tích khí rò rỉ không tăng lên sau khi thay đổi tư thế ở mỗi nhóm. Tuy nhiên, thể tích khí rò rỉ này không lớn và không gây rối loạn thông khí cũng như rối loạn trao đổi khí. Kết luận: mask thanh quản proseal có thể tích rò rỉ cao hơn nhưng vẫn đảm bảo duy trì thông khí và trao đổi khí so với nội khí quản ở bệnh nhân được phẫu thuật tán sỏi qua da ở tư thế nghiêng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alan R. Aitkenhead, Graham Smith (1996), Preoperative Assessment and Premedication, Texbook of Anaesthesia, 3 Edition, pp 3, 91 -98.
2. Dương Anh Khoa, Nguyễn Quốc Kính (2006), Đánh giá hiệu quả và an toàn của phương pháp dùng mask thanh quản ProSeal trong gây mê mổ nội soi ổ bụng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Trần Thị Kiệm, Nguyễn Thụ (2007), Nghiên cứu vai trò của phương pháp gây mê bằng Propofol kết hợp đặt mask thanh quản ProSeal trong phẫu thuật tai – xương chũm, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Brimacombe J (2004), LMA-Proseal an analysis of current knowledge and a complete practical guide, The Laryngeal Mask Company Limited, pp2-104.
5. Lương Hồng Thanh (2018), Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng phương pháp đường hầm nhỏ - tư thế nằm nghiêng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Luận văn chuyên khóa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
6. Tahereh Parsa, Shideh Dabir, Badiolzaman Radpay (2006), Ventilation with ProSeal Laryngeal Mask Airway during Short – Term Elective Gynecologic Surgery, Tanaffos 5(3), 19 -23.
7. A. M. Lopez, R. Valero , P. Hurtado , P. Gambu , M. Pons and T. Anglada (2011), Comparison of the LMA Supreme with the LMA Proseal for airway management in patients anaesthetized in prone position, British Journal of Anaesthesia, 107(2):265–71.
8. Nguyễn Thanh Tú và Cs, So sánh biến đổi về tuần hoàn và hô hấp khi gây mê bằng mask thanh quản Proseal với nội khí quản trong gây mê phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp, Tạp chí Y học- Quân sự, Số 4, 2012.