CHỈ SỐ TORG-PAVLOV TRÊN X-QUANG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BỆNH LÝ TỦY CỔ ĐA TẦNG DO THOÁI HÓA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Văn Trung Nguyễn 1,2,, Xuân Thành Đào 1,2, Gia Du Hoàng 2, Lê Bảo Tiến Nguyễn 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh Viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá chỉ số Torg-Pavlov ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tủy cổ đa tầng do thoái hóa và mối liên quan với hội chứng tủy cổ trước và sau mổ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bao gồm 30 bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tủy cổ đa tầng do thoái hóa từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 8 năm 2021 tại Khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tuổi trung bình 63,10 ± 9,82 tuổi, (39 - 79 tuổi), 19 bệnh nhân nam (63,3%), 11 bệnh nhân nữ (36,7%). Tỷ lệ Nam/Nữ ≈ 2/1. Chỉ số Torg-Pavlov trung bình đoạn C3-C6 và C3-C7 trên Xquang lần lượt là 0,74 ± 0,09, 0,74 ± 0,09 và trên MRI lần lượt là 0,76 ± 0,07, 0,77 ± 0,07. Chỉ số Torg-Pavlov trung ở bệnh nhân < 60 tuổi, nữ giới có xu hướng cao hơn so với bệnh nhân ≥60 tuổi, nam giới. Bệnh nhân có chỉ số Torg-Pavlov đo trên Xquang ≥0,8 đều có các giá trị trung bình của mJOA trước mổ, mJOA sau mổ, RR sau mổ và khám lại lớn hơn so với nhóm <0,8, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết luận: Chỉ số Torg-Pavlov ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tủy cổ đa tầng do thoái hóa thấp hơn so với người Việt Nam bình thường. Chỉ số Torg-Pavlov ở bệnh nhân < 60 tuổi, nữ giới có xu hướng cao hơn bệnh nhân ≥60 tuổi, nam giới. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Johnathon R. McCormick, A.J.S.e.a., Cervical Spondylotic Myelopathy: A Guide to Diagnosis and Management. The Journal of the American Board of Family Medicine 2020. 33(2): p. 303 -313.
2. Kyung-Soo Suk, M.e.a., Reevaluation of the Pavlov Ratio in Patients with Cervical Myelopathy. Clinics in Orthopedic Surgery, 2009. 1(1): p. 6 -10.
3. Wai-Mun Yue, M., FRCS (Edin), et al, The Torg–Pavlov Ratio in Cervical Spondylotic Myelopathy. SPINE, 2001. 26(16): p. 1760 -1764.
4. Kyung-Jin Song, M., Byung-Wan Choi, MD. et al, The Relationship between Spinal Stenosis and Neurological Outcome in Traumatic Cervical Spine Injury: An Analysis using Pavlov’s Ratio, Spinal Cord Area, and Spinal Canal Area. Clinics in Orthopedic Surgery, 2009. 1(1): p. 11 -18.
5. Aria Nouri, M., MSc, Lindsay Tetreault, PhD. et al, Congenital Cervical Spine Stenosis in a Multicenter Global Cohort of Patients With Degenerative Cervical Myelopathy: An Ambispective Report Based on a Magnetic Resonance Imaging Diagnostic Criterion. Neurosurgery, 2017. 0(1): p. 1-8.
6. Lê Gia Vinh, T.N.A., Nguyễn Văn Chương, Nghiên cứu đường kính ống sống cổ và chỉ số Pavlov trên phim Xquang và phim cộng hưởng từ ở 40 người trưởng thành bình thường. Y học Việt Nam, 2004. 9: p. 37 - 40.
7. Hirabayashi, K. and K. Satomi, Operative procedure and results of expansive open-door laminoplasty. Spine (Phila Pa 1976), 1988. 13(7): p. 870-6.
8. Tetreault, L., et al., The modified Japanese Orthopaedic Association scale: establishing criteria for mild, moderate and severe impairment in patients with degenerative cervical myelopathy. Eur Spine J, 2017. 26(1): p. 78-84.
9. Aria Nouri, M., Lindsay Tetreault. et al, Degenerative Cervical Myelopathy. SPINE, 2015. 40(12): p. 675 - 693.