ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT “FALCIFORM TECHNIQUE” QUA NỘI SOI Ổ BỤNG SỬA CHỮA TẮC ĐẦU XA DẪN LƯU SAU PHẪU THUẬT DẪN LƯU NÃO THẤT - Ổ BỤNG

Trọng Yên Nguyễn 1,, Hoài Lân Đặng 1, Quang Dũng Trần 1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của “kỹ thuật falciform” qua nội soi ổ bụng để  sửa chữa biến chứng tắc đầu xa của dẫn lưu sau phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 19 bệnh nhân tắc đầu xa dẫn lưu sau phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng, được phẫu thuật nội soi ổ bụng sửa chữa tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong khoảng thời gian từ 12/2015 đến 1/2021. Tất cả bệnh nhân được thực hiện ''kỹ thuật falciform'', cố định đầu xa dẫn lưu vào dây chằng liềm trên gan qua nội soi. Kết quả: Trong số 19 BN dẫn lưu não thất - ổ bụng có tắc đầu xa, nguyên nhân gây não úng thủy thường gặp nhất là viêm não, màng não (36,8%); tiếp đến là xuất huyết dưới nhện/não thất (31,6%). Thời gian từ khi đặt dẫn lưu đến khi tắc trung bình là 9,5±4,9 tháng. Nguyên nhân gây tắc dẫn lưu thường gặp nhất là do mạc nối lớn quấn (47,4%), do cục tắc (31,6%). Thời gian phẫu thuật trung bình 32,1±14,7 phút. Thời gian theo dõi trung bình là 14,3 ± 8,7 tháng. Ngoại trừ 2 trường hợp tử vong (1 do viêm phổi, 1 do suy kiệt), không có bệnh nhân nào (0%) được phát hiện có tắc đầu xa dẫn lưu vào cuối giai đoạn nghiên cứu ở lần theo dõi gần đây nhất. Kết luận: Nội soi ổ bụng với việc ứng dụng kỹ thuật cố định dẫn lưu vào dây chằng liềm trên gan (falciform technique) là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao trong việc sửa chữa các biến chứng đầu xa của dẫn lưu não thất - ổ bụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Isaacs AM, Ball CG, Sader N, Muram S, Israel DB, Urbaneja G, Dronyk J, Holubkov J, and Hamilton MG (2022). Reducing the risks of proximal and distal shunt failure in adult hydrocephalus: a shunt outcomes quality improvement study. J Neurosurg 136:877–886.
2. Schucht P, Banz V, Trochsler M, Samuel I, Krähenbühl AK, Reinert M, Jürgen Beck et al (2015). Laparoscopically assisted ventriculoperitoneal shunt placement: a prospective randomized controlled trial. J Neurosurg 122:1058–1067.
3. Svoboda SM, Park H, Naff N, Dorai Z, Williams MA and Youssef Y (2015). Preventing Distal Catheter Obstruction in Laparoscopic Ventriculoperitoneal Shunt Placement in Adults: The ‘‘Falciform Technique’’. Journal of laparoendoscopic and advanced surgical technique. Volume 25, Number 8.
4. Hijrat KA, Shi X, Soufiany I et al. (2017). Laparoscopic Fixation of Distal Catheter of the Ventriculoperitoneal shunt with Falciform Ligament in Supra-Hepatic Space by Modified Falciform Technique. Biomedical Letters Volume 3 | Issue 1|Pages 40-44.
5. Basauri L, Selman JM, Lizana C (1993). Peritoneal catheter insertion using laparoscopic guidance. Pediatr Neurosurg. 19:109–110.
6. Naftel RP, Argo JL, Shannon CN, et al. (2011). Laparoscopic versus open insertion of the peritoneal catheter in ventriculoperitoneal shunt placement: review of 810 consecutive cases. J Neurosurg. 115(1):151–158.
7. Ferreira FL, Costa VFJ, Moreira FR, et al. (2021). Abdominal Complications Related to Ventriculoperitoneal Shunt Placement: A Comprehensive Review of Literature. Cureus 13(2): e13230. DOI 10.7759/cureus.13230.
8. Fernanda OC, Antonio RB, Luciano G, José FS (2014). Laparoscopic assisted ventriculoperitoneal shunt revisions as an option for pediatric patients with previous intraabdominal complications. Arq Neuropsiquiatr 72(4):307-311.