MÔ TẢ SỰ THAY ĐỔI Ở KHỚP CHÂN BƯỚM KHẨU CÁI TRÊN PHIM CONEBEAM CT Ở BỆNH NHÂN SAU KHI NONG XƯƠNG HÀM TRÊN CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MINIVIS

Thị Hồng Thùy Phạm 1,, Thị Thái Hà Trịnh2, Thị Thu Hằng Phạm 3, Quang Hưng Vũ 1
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt-ĐH Y Hà Nội
3 Bệnh viện Trung Ương quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là nhận xét sự thay đổi của khớp chân bướm khẩu cái trên phim chụp cắt lớp chùm tia hình nón (CBCT) sau khi nong rộng xương hàm trên bằng khí cụ nong nhanh có sự hỗ trợ của minivis (khí cụ MSE). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phim CBCT trước và sau khi nong hàm của 36 bệnh nhân (12 nam và 24 nữ, tuổi trung bình là 20,14 tuổi ) được điều trị bằng khí cụ MSE, được thu thập, phân tích và so sánh trên phần mềm OneClinic 3D (Hàn Quốc). Các mặt phẳng tham chiếu được xác định, từ đó tính khoảng cách, góc đánh giá cho sự mở, dịch chuyển của khớp sau khi nong hàm. Kết quả: Có 37/72 khớp, tương đương 51,4% khớp có dấu hiệu tách giữa cánh giữa và cánh bên của xương bướm. Trong đó 12 bệnh nhân có sự mở khớp cả hai bên, 13 bệnh nhân chỉ mở khớp ở một bên trái hoặc phải. Độ mở rộng trung bình là 1,24mm ở bên phải và 1,15mm ở bên trái. Sự dịch chuyển của hố chân bướm, mỏm chân bướm cũng được quan sát thấy trên các lát cắt. Kết luận: Khớp chân bướm khẩu cái có thể bị tách ra dưới tác dụng của lực nong do MSE mà không cần phải phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McNamara JA. Maxillary transverse deficiency. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2000;117(5):567–70.
2. Melsen B. Palatal growth studied on human autopsy material. A histologic microradiographic study. Am J Orthod. 1975;68 (1):42–54.
3. Lin L, Ahn HW, Kim SJ, Moon SC, Kim SH, Nelson G. Tooth-borne vs bone-borne rapid maxillary expanders in late adolescence. Angle Orthod. 2015;85(2):253–62.
4. Cantarella D, Dominguez-Mompell R, Mallya SM, Moschik C, Pan HC, Miller J, et al. Changes in the midpalatal and pterygopalatine sutures induced by micro-implant-supported skeletal expander, analyzed with a novel 3D method based on CBCT imaging. Prog Orthod. 2017;18(1):34.
5. Song KT, Park JH, Moon W, Chae JM, Kang KH. Three-dimensional changes of the zygomaticomaxillary complex after mini-implant assisted rapid maxillary expansion. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2019;156(5):653–62.
6. Rayan K. Tamburrio. The Transverse Dimension: Diagnosis and Relevance to Functional Occlusion. RWISO Journal. 2010, 7, pp. 13-21.
7. Stepanko LS, Lagravère MO. Sphenoid bone changes in rapid maxillary expansion assessed with cone-beam computed tomography. Korean J Orthod. 2016;46:269-79.
8. Ozge Colak, Ney Alberto Paredes. Tomographic assessment of palatal suture opening pattern and pterygopalatine suture disarticulation in the axial plane after midfacial skeletal expansion. Progress in Orthodontics. 2020, 21:21