NGHIÊN CỨU CHI PHÍ TRỰC TIẾP Y TẾ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THALASSEMIA TẠI VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM Y TẾ

Đoàn Thảo Quyên Nguyễn 1, Thy Nhạc Vũ Hoàng 1,, Trọng Duy Thức Nguyễn 2, Thị Ngọc Vân Trần 1, Thọ Lê 3, Thị Phương Duyên Huỳnh 4
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Nhi Lâm Đồng
4 Sở Y tế Lâm Đồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích và dự báo chi phí trực tiếp y tế trong điều trị nội trú bệnh Thalassemia tại Việt Nam theo quan điểm của cơ quan BHYT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu từ hồ sơ bệnh án người bệnh Thalassemia điều trị nội trú tại tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2019-2021. Chi phí trực tiếp y tế được tính toán dựa vào đơn giá của BHYT năm 2021. Mô hình dự báo chi phí được xây dựng và đánh giá bằng phương pháp Bayesian Model Averaging (BMA). Kết quả: Trong 348 lượt điều trị nội trú được đưa vào mẫu nghiên cứu, 72,1% lượt điều trị có số ngày nằm viện là 1 ngày, 86,8% lượt điều trị không có bệnh kèm theo, 54,0% lượt điều trị là người bệnh mắc bệnh thể β-thalassemia. Trung bình, người bệnh phải trả 2.262.000 VND cho một lượt điều trị nội trú. Kết quả từ mô hình dự báo chi phí trực tiếp y tế ghi nhận các yếu tố về độ tuổi, giới tính, số ngày nằm viện, bệnh kèm theo có liên quan trực tiếp đến chi phí trực tiếp y tế trong điều trị nội trú bệnh Thalassemia (Chi phí một đợt điều trị=exp[14,135 + 0,255 *(≥6 tuổi) + 0,092*(Nữ) + 0,404 *(Nằm viện >1 ngày) + 0,449 *(Có bệnh kèm)]). Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin phân tích và dự báo chi phí trực tiếp y tế trong điều trị nội trú bệnh Thalassemia theo quan điểm của cơ quan BHYT, tạo minh chứng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách y tế, tiến đến hoàn thành mục tiêu bao phủ y tế toàn dân tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Hemophilia và bệnh Thalassemia. Quyết định 921/QĐ-BYT ngày 18/3/2014.
2. Goh L. P. W., Chong E. T. J., Lee P.-C. (2020). Prevalence of Alpha(α)-Thalassemia in Southeast Asia (2010–2020): A Meta-Analysis Involving 83,674 Subjects. 17 (20), pp. 7354.
3. Sattari M., Sheykhi D., Nikanfar A., Pourfeizi A. H., Nazari M., et al. (2012). The financial and social impact of thalassemia and its treatment in Iran. 18 (3), pp. 171-176.
4. Delea T. E., Hagiwara M., Thomas S. K., Baladi J. F., Phatak P. D., et al. (2008). Outcomes, utilization, and costs among thalassemia and sickle cell disease patients receiving deferoxamine therapy in the United States. Am J Hematol. 83 (4), pp. 263-70.
5. Angelucci E., Antmen A., Losi S., Burrows N., Bartiromo C., et al. (2017). Direct medical care costs associated with β-thalassemia care in Italy. 130, pp. 3368.
6. Teawtrakul N., Chansung K., Sirijerachai C., Wanitpongpun C., Thepsuthammarat K. (2012). The impact and disease burden of thalassemia in Thailand: a population-based study in 2010. J Med Assoc Thai. 95 Suppl 7, pp. S211-6.
7. Esmaeilzadeh F., Azarkeivan A., Emamgholipour S., Akbari Sari A., Yaseri M., et al. (2016). Economic Burden of Thalassemia Major in Iran, 2015. J Res Health Sci. 16 (3), pp. 111-115.
8. Alshamsi S., Hamidi S., Narci H. O. (2022). Healthcare resource utilization and direct costs of transfusion-dependent thalassemia patients in Dubai, United Arab Emirates: a retrospective cost-of-illness study. BMC Health Serv Res. 22 (1), pp. 304.