NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM LIÊN CẦU NHÓM B Ở THAI PHỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Duy Ánh Nguyễn 1,, Thị Mai Phương Lê 1
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn (LCK) nhóm B và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai từ 34-36 tuần tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và xác định mức độ nhạy cảm của một số kháng sinh với nhiễm LCK nhóm B. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220 thai phụ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Các thai phụ có tuổi thai từ 34-36 tuần sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm ở hai vị trí là 1/3 ngoài của âm đạo và ở trực tràng. Bệnh phẩm được gửi đến khoa Vi sinh trong vòng 3 giờ kể từ khi lấy mẫu để phân lập và định danh vi khuẩn. Thai phụ nhiễm LCK nhóm B sẽ được làm kháng sinh đồ, sau đó điều trị và theo dõi chuyển dạ đẻ theo đúng quy định. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B ở các thai phụ có tuổi thai từ 34-36 tuần trong thời giạn nghiên cứu là 13,2%. Trong nhóm có tiền sử sảy thai, tiền sử sảy thai có nguy cơ nhiễm liên cầu nhóm B gấp 4,36 lần so với nhóm không có tiền sử sảy thai lần nào (OR =4,36, 95% CI : 1,3-13,2). Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B ở nhóm thai phụ thụt rửa âm đạo chiếm 40,0% cao hơn so với nhóm không có thói quen vệ sinh này, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Độ nhạy cảm của Penicillin, Ampicillin, Augmentin, Ceftriaxone, Cefotaxime, Cefuroxim lần lượt là 86,21%, 79,31%, 89,66%, 65,52%, 65,52%, 72,41%. Liên cầu khuẩn nhóm B nhạy cảm với Vancomycin và Linezolid lần lượt là 72,41% và 89,66%. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B ở các thai phụ có tuổi thai từ 34-36 tuần tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 13,2%. Có hai yếu tố là tiền sử sảy thai và thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm LCK nhóm B lên cao hơn lần lượt gấp 3,9 và 5,7 lần so với nhóm không có tiền sử này. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của LCK nhóm B với Penicillin và Ampicillin còn tương đối cao và đây vẫn là hai kháng sinh ưu tiên sử dụng dự phòng cho các thai phụ nhiễm LCK nhóm B.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Thanh Hiền (2011), « Các bệnh lý nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai », Nhà xuất bản y học, tr 68-76.
2. Center for Disease Control Prevention (2002), «Prevention of perinatal group B streptococcal disease : revised guidelines from CDC», Morb Mortal Wkly Rep, 2002.
3. Frohlicher S, Reichen-Fahrni G, Muler M et al (2014), «Serotype distribution and antimicrobial susceptibility of group B streptococci in pregnant women : results from a Swiss tertiary centre », Swiss Med Wkly, Vol 144, 2014, p135-139.
4. Hillier SL (1993), « Diagnostic microbiology of bacterial vaginosis», Am J Obstet Gynecol 169, p455-458.
5. Panda B, Iruretagoyena I, Stiller R (2009), «Antibiotic resistance and penicillin tolerance in ano-vaginal group B streptococcl», J Matem Fetal Neonate Med. 2009 Feb ; 22(2) :111-114.