ĐẶC ĐIỂM DỊ TẬT KHE HỞ MÔI VÀ/HOẶC VÒM MIỆNG Ở TRẺ EM ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2019-2021

Văn Giáp Nguyễn 1,, Thị Trang Nguyễn2, Ngọc Tuyến Lê 3, Hà Lâm Nguyễn 4
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
4 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm mô tả các đặc điểm nhân khẩu học và một số đặc điểm về cân nặng, răng miệng hay những khó khăn mà trẻ mắc dị tật khe hở môi và/hoặc vòm miệng thường gặp phải. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 196 trẻ dưới 15 tuổi có dị tật ke hở môi và/hoặc vòm miệng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Kết quả: Tỷ lệ trẻ nam mắc dị tật (64,8%) lớn hơn nữ (35,2%). Phần lớn trẻ sinh ra trong gia đình có địa vị kinh tế và học vấn thấp hoặc trung bình, người cha có thói quen sử dụng rượu và thuốc lá. Khoảng 60% trẻ gặp khó khăn khi ăn và bú, tiếp đến là vấn đề về nói, giao tiếp và bệnh nhiễm trùng. Phần lớn trẻ có cân nặng bình thường nhưng tỷ lệ thiếu cân tương đối cao, chiếm 12,8%. Nhìn chung, trẻ thường gặp các vấn đề về răng miệng, trong đó được báo cáo nhiều nhất là thiếu chỗ mọc răng (45,9%), bất thường về vị trí (38,8%) và chậm mọc răng (25,5%), trong khi hơn 16% cha mẹ không biết về các vấn đề răng miệng. Kết luận: Tỷ lệ trẻ nam mắc dị tật nhiều hơn trẻ nữ. Tỷ lệ trẻ mắc dị tật khe hở môi hoặc vòm miệng đơn thuần nhiều gấp hơn 2 lần tỷ lệ trẻ mắc đồng thời hai dị tật này. Cha mẹ của trẻ có trình độ học vấn và kinh tế ở mức thấp hoặc trung bình. Tỷ lệ người mẹ hút thuốc lá thụ động khá cao. Khó khăn khi cho ăn, khi bú và vấn đề răng miệng thường gặp nhất và cần sự quan tâm của cha mẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shoichiro A Tanaka RCM, Daniel C Jupiter, John M Menezes (2012). Updating the epidemiology of cleft lip with or without cleft palate. Plast Reconstr Surg, 129(3), 511e–518e.
2. Yanfen Yang HL, Ruixin Ma, Lei Jin (2018). Prevalence of Cleft Lip/Palate in the Fangshan District of Beijing, 2006-2012. Cleft Palate Craniofac J, 55(9), 1296–1301.
3. Lâm Hoài Phương (2007), Dị tật bẩm sinh hàm mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. George Wehby CHC (2010). The Impact of Orofacial Clefts on Quality of Life and Health Care Use and Costs. Oral Dis, 16(1), 3–10.
5. Vũ Quang Hưng, Phạm Thị Nhung, Đoàn Trung Hiếu (2021). Hình thái dị tật khe hở môi, vòm miệng bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. Tạp Chí Học Việt Nam, 503(2), 247–251.
6. Yingxian Zhu HM, Qinghui Zeng, et al (2021). Prevalence of cleft lip and/or cleft palate in Guangdong province, China, 2015–2018: a spatio-temporal descriptive analysis. BMJ Open, 11(8), e046430.
7. Sima Dabbaghi Galeh, Masoud Nouri-Vaskeh, Mahdieh Alipour, Shahin Abdollahi Fakhim (2020). Clinical and Demographical Characteristics of Cleft Lip and/or Palate in the Northwest of Iran: An Analysis of 1500 Patients. Cleft Palate Craniofac J, 58(10), 1281–1286.
8. Alfwaress FS, Khwaileh FA, Rawashdeh MAA, Alomari MA, Nazzal MS (2017). Cleft lip and palate: demographic patterns and the associated communication disorders. J Craniofac Surg, 28(8), 2117–2121.
9. Manuella Santos Carneiro ALMEIDA RHWL, Karolline Batista LEAL, Camila Helena Machado da Costa FIGUEIREDO, Bianca Marques SANTIAGO, Alexandre Rezende VIEIRA (2020). Analysis of permanent second molar development in children born with cleft lip and palate. J Appl Oral Sci, 28, e20190628.
10. Falak Naz SM, Sandeep Kaur Bali and Shazana Nazir (2018). Awareness of feeding plates among the parents of cleft lip and palate children in Kashmiri population-an original research. IJADS, 4(4), 67–69.