NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ U XƠ TỬ CUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT MẠCH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG

Văn Tâm Vũ 1,, Hải Long Nguyễn 1, Vũ Dũng Lưu 1, Thị Minh Phương Vũ 1, Xuân Quảng Đoàn 1
1 Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay, phương pháp nút động mạch tử cung giúp người bệnh giảm triệu chứng và thể tích khối u xơ cơ tử cung mà không cần phẫu thuật. Mục tiêu: tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm thể tích tử cung sau 6 tháng điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 63 bệnh nhân được khám, chẩn đoán và điều trị UXCTC tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng có chỉ định nút ĐMTC từ tháng 10/2018- 6/2020. Kết quả: Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố (tuổi, số lần mang thai, đường kính trước sau tử cung, thể tích u xơ tử cung, vị trí u xơ tử cung, kích thước hạt nút mạch, thời gian nút mạch) không liên quan đến hiệu quả giảm thể tích tử cung < 50% sau 6 tháng điều trị. Khối u xơ có tăng sinh mạch nhiều có kết quả thành công cao hơn khối u xơ có tăng sinh ít hoặc vừa 1,5 lần với p< 0,05. Kết luận: Phân tích hồi quy đa biến cho thấy chỉ có yếu tố tăng sinh mạch u xơ tử cung ảnh hưởng độc lập đến kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marshall LM, Spiegelman D, Goldman MB, et al (1998), "A prospective study of reproductive factors and oral contraceptive use in relation to the risk of uterine leiomyomata", Fertil Steril 70, tr. 432.
2. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1999), "U xơ tử cung", Phụ khoa dành cho Thầy thuốc thực hành, nhà xuất bản y học, tr. 88- 107.
3. Laurent Brunereau, Denis Herbreteau, Sophie Gallas, Jeam-philippe Cottier, Jean-Luclebrun, Francois Tranqant, FlorenceFanchier, Gilles Body and Philippe Rouleaus (2000,), "Uterine Artery Embolization in the primary Treatment of Uterine Leiomyomas", AJR. 175, tr. 1267-1272.
4. Pron G, Banett 3, Comanen A. Wall1, Asch M. Stidennan K for the Ontario Fibrod Embolization Collaborative Group (2003), "Uterine fibroids reduction and symtoms relief after uterine artery embolization for fibroids", Fertil Steril 79:, tr. 120-7.
5. Watson GMT, Walker WJ (2002), "Uterine artery embolisation for treatment of symptomatic fibroids in 114 women, reduction in size of fibroids and women's views of success of the treatment", Br J Obstet Gynaecol 2002; 109: 129-35. 109, tr. 129-35.
6. Bapuraj JR, Suri S, Sidhu R et al (2002), "Uterine embolisation for the treatment of symptomatic uterine fibroids: short-term results of work in progress", Aust NZJ Obstet Gynaecol. 42:, tr. 508-12.
7. Lê Lệnh Lương, Nguyễn Văn Sơn (2011), "Đánh giá kết quả bước đầu kĩ thuật nút mạch trong điều trị UXCTC tại Bệnh viện Thanh Hóa", Tạp chí Điện quang Việt Nam, tr. 120-125.
8. Isonishi, Seiji và các cộng sự. (2008), "Analysis of prognostic factors for patients with leiomyoma treated with uterine arterial embolization", American journal of obstetrics and gynecology. 198(3), tr. 270.e1-6.
9. Jha RC, Ascher SM, Imaoka I, Spies JB (2000), "Symptomatic fibroleiomyomata: MR imaging of the uterus before and after uterine arterial embolization", Radiology, tr. 228-235.