TỈ LỆ THIẾU MÁU TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN ĐANG LỌC MÁU CHU KỲ CÓ ĐIỀU TRỊ ERYTHROPOIETIN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH, NĂM 2022

Tấn Thông Hồ 1,, Thanh Hiệp Nguyễn 2, Quỳnh Trúc Nguyễn 2
1 Bệnh viện Nhân dân Gia Định
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thiếu máu trong bệnh thận mạn là một vấn đề phổ biến của nhóm bệnh nhân này, đặc biệt là những bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối phụ thuộc vào máy lọc máu chu kỳ, mặc dù thuốc Erythropoietin vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỉ lệ thiếu máu trên bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ có điều trị Erythropoietin; tỉ lệ kém đáp ứng với điều trị này, và một số yếu tố liên quan đến việc kém đáp ứng này ở những bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ có điều trị Erythropoietin, bao gồm nồng độ phospho máu, dinh dưỡng, dự trữ sắt và tình trạng viêm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện từ 01/09/2020 đến 01/12/2020. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên. Kết quả: Trong 95 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 100% bệnh nhân có thiếu máu, trong đó hơn 50% là thiếu máu vừa hoặc nặng. Tỉ lệ kém đáp ứng với Erythropoietin là 36,8%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố có liên quan với sự kém đáp ứng với Erythropoietin là nồng độ Phospho máu (p=0,042), sắt huyết thanh (p=0,023), nồng độ CRP máu (p=0,007) và nồng độ Albumin máu (p=0,041). Kết luận: Nghiên cứu xác nhận lại các yếu tố truyền thống gây tình trạng kém đáp ứng với Erythropoietin. Điều này một lần nữa khẳng định việc cần thiết của xét nghiệm định kỳ với bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ để có thể vừa phát hiện sớm thiếu máu, kém đáp ứng với điều trị Erythropoietin, vừa điều trị bổ sung kịp thời, cải thiện tối đa hiệu quả của việc điều trị thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế Việt Nam (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thận - tiết niệu, Government Document, 3, 1-139
2. "Võ Thanh Hùng (2020), "Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng liên tục ngoại trú", Đại học y dược Huế.".
3. "Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Anh Thơ (2021), "Khảo sát đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ", Tạp chí Y học Việt Nam, 503 (2), pp. 193-198.".
4. Huỳnh Trinh Trí, Lữ Công Trung, Mã Lan Thanh, Trần Ngọc Giải (2013) "Đánh giá các yếu tố gây kém đáp ứng với điều trị Erythropoietin ở bệnh nhân suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo". Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học Bệnh viện An giang, Số tháng 10/2013
5. "Amnuay K., Srisawat N., Wudhikarn K., et al. (2019), "Factors associated with erythropoiesis-stimulating agent hyporesponsiveness anemia in chronic kidney disease patients", Hematology reports, 11 (3), pp. 8183-8183.".
6. "Zaki H. M. (2017), "Erythropoietin hyporesponsiveness among egyptian hemodialysis patients", J Medicine, 6 (2), pp. 285-98.".