ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT KHỚP VAI BẰNG GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƯỜNG LIÊN CƠ BẬC THANG

Quang Minh Phạm 1,, Hoàng Phương Vũ 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thực hiện các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật khớp vai có ý nghĩa lớn trong thực hànhlâm sàng. Các phương pháp giảm đau sau mổ đều có ưu điểm và nhược điểm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: so sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật khớp vai của phương pháp gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang tiêm một lần hoặc truyền liên tục dưới hướng dẫn siêu âm. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được tiến hành tại BV Việt Đức từ 3 – 8/2021. 61bệnh nhân, chia thành 2 nhóm. Kết quả: các chỉ số nhân trắc, ASA, loại phẫu thuật giữa 2 nhóm không có sự khác biệt.Điểm VAS lúc nghỉtrung bình của 2 nhóm đều  dưới 4 tại các thời điểm nghiên cứu, điểm VAS nhóm truyền liên tục (nhóm I) thấp hơn nhóm tiêm một lần (nhóm II) tại thời điểm nghiên cứu từ T16 đến T48, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.Điểm VAS trung bình khi vận động của các bệnh nhân ở nhóm Ithấp hơn nhóm II từ thời điểm T12 đến T72, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: điểm VAS khi nghỉ và vận động của nhóm truyền liên tục thấp hơn so với nhóm tiêm một lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ giờ thứ 12 sau phẫu thuật. Các tác dụng không mong muốn thấp và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fredrickson MJ, K.S., Chen CY. , Postoperative analgesia for shoulder surgery: a critical appraisal and review of current techniques. Anaesthesia, 2010: p. 608-624.
2. Richman JM, L.S., Courpas G, et al., Does continuous peripheral nerve block provide superior pain control to opioids? A meta-analysis. Anesth Analg, 2006: p. 102(1):248-257.
3. Davis JJ, S.J., Greis PE, Burks RT, Tashjian RZ. and doi:10.1016/j.jclinane.2008.08.022, Interscalene block for postoperative analgesia using only ultrasound guidance: the outcome in 200 patients. J Clin Anesth, 2009: p. 21(4):272-277.
4. Sabesan VJ, S.R., Petersen-Fitts GR, et al. , A prospective randomized controlled trial to identify the optimal postoperative pain management in shoulder arthroplasty: liposomal bupivacaine versus continuous interscalene catheter.J Shoulder Elbow Surg, 2017: p. 26(10): 1810-1817.
5. Le LT, Loland VJ, Mariano ER, et al. Effects of Local Anesthetic Concentration and Dose on Continuous Interscalene Nerve Blocks: A Dual-Center, Randomized, Observer-Masked, Controlled Study. Reg Anesth Pain Med. 2008;33(6):518-525.
6. Shin SW, Byeon GJ, Yoon JU, et al. Effective analgesia with ultrasound-guided interscalene brachial plexus block for postoperative pain control after arthroscopic rotator cuff repair. J Anesth. 2014;28(1):64-69.
7. Fredrickson MJ, Leightley P, Wong A, Chaddock M, Abeysekera A, Frampton C. An analysis of 1505 consecutive patients receiving continuous interscalene analgesia at home: a multicentre prospective safety study. Anaesthesia. 2016;71(4):373-379.