CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2021

Thị Vân Anh Đặng 1,, Thị Hạnh Trang Đỗ 2
1 Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng
2 Trường Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) tại Trung tâm ung bướu – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng thực hiện trên 190 người bệnh đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 – tháng 06/2021. Nghiên cứu định tính dược thực hiện thông qua phỏng vấn sâu người bệnh và cán bộ y tế. Kết quả: Có mối liên quan giữa nghề nghiệp (p=0,035; c2=8,193) và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư. Ngoài ra một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh bao gồm giai đoạn bệnh, tình trạng bệnh, cơ sở vật chất của trung tâm, nguồn lực, trang thiết bị và tình trạng thiếu hụt thuốc điều trị. Kết luận và khuyến nghị: Cần có kế hoạch cụ thể để tăng cường hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh, đặc biệt cần lưu ý ở giai đoạn muộn. Đồng thời tiếp tục duy trì hỗ trợ người bệnh ở các khía cạnh khác (hỗ trợ thể chất, tâm lý, thông tin y tế).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Thắm, Nguyễn Minh An, Nguyễn Đăng Trường. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu CSGN của NB sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại bệnh viện K năm 2018. Tạp chí Nghiên cứu khoa học. 2018;02(01):73 - 82.
2. International Agency for Research on Cancer - WHO. Cancer Today 2020 [Available from: https://gco.iarc.fr/.
3. Morasso G, Capelli M, Viterbori P, Di Leo S, Alberisio A, Costantini M, et al. Psychological and symptom distress in terminal cancer patients with met and unmet needs. Journal of pain and symptom management. 1999;17(6):402-9.
4. Osse, B. H. và các cộng sự. (2004), "Towards a new clinical tool for needs assessment in the palliative care of cancer patients: the PNPC instrument", J Pain Symptom Manage. 28(4), tr. 329-41.
5. Pérez-Fortis A, Fleer J, Sánchez-Sosa JJ, Veloz-Martínez MG, Alanís-López P, Schroevers MJ, et al. Prevalence and factors associated with supportive care needs among newly diagnosed Mexican breast cancer patients. Supportive care in cancer : official journal of the Multinational Association of Supportive Care in Cancer. 2017;25(10):3273-80.
6. Sleeman KE, de Brito M, Etkind S, Nkhoma K, Guo P, Higginson IJ, et al. The escalating global burden of serious health-related suffering: projections to 2060 by world regions, age groups, and health conditions. The Lancet Global health. 2019;7(7):e883-e92.
7. Ullrich A, Ascherfeld L, Marx G, Bokemeyer C, Bergelt C, Oechsle K. Quality of life, psychological burden, needs, and satisfaction during specialized inpatient palliative care in family caregivers of advanced cancer patients. BMC palliative care. 2017;16(1):31.
8. Wang T, Molassiotis A, Chung BPM, Tan JY. Psychometric assessment of the Chinese version of the Problems and Needs in Palliative Care questionnaire-short version in advanced cancer patients. BMC palliative care. 2019;18(1):68.