PHÂN TÍCH THUỐC KHÁNG SINH SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2018

Thị Thanh Hương Nguyễn 1,, Thành Trung Trần 2
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo dõi tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện thông qua phân tích danh mục các thuốc kháng sinh đã sử dụng giúp bệnh viện có giải pháp quản lý kịp thời việc mua sắm, kê đơn thuốc kháng sinh tại bệnh viện. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh sử dụng nhằm chỉ ra một số tồn tại trong sử dụng kháng sinh tại bệnh viện thông qua một số chỉ số đánh giá, từ đó định hướng trong công tác quản lý sử dụng kháng sinh. Đối tượng và phương pháp: 56 thuốc kháng sinh được sử dụng năm 2018 tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang (toàn bộ thuốc kháng sinh đã xuất kho từ 1/1/2018 đến 31/12/2018 tại khoa Dược bệnh viện). Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: 56 thuốc kháng sinh sử dụng trong số 410 khoản mục thuốc đã sử dụng (chiếm 13,4%) với giá trị 4,322 tỷ đồng (chiếm 27,3% tổng chi phí tiền thuốc). Thuốc sản xuất trong nước chiếm 85,13% giá trị; 83,93% khoản mục. Đối tượng ngoại trú chiếm 64,86% giá trị. Thuốc đơn thành phần chiếm 99,93% giá trị; 96,43% khoản mục. Thuốc đường tiêm chiếm 23,05% giá trị. Kháng sinh cephalosporin chiếm 52,28% giá trị. Ceftazidim, ceftizoxim và ceftriaxon là những kháng sinh đường tiêm được sử dụng với số lượng và giá trị nhiều nhất. Số DDD kháng sinh/100 giường – ngày là 35,835, phân nhóm cephalosporin cao nhất (27,556 DDD). Số DDD/bệnh nhân của một số kháng sinh khảo sát thấp gồm: ceftazidim (1,55 DDD), ceftizoxim (1,71 DDD), cefuroxim (1,79 DDD), cefotaxim (1,19 DDD), cefixim (0,84 DDD). Kết luận: Kháng sinh cephalosporin được sử dụng nhiều như ceftazidim, ceftizoxim và ceftriaxon. Một số kháng sinh có thời gian sử dụng chưa hợp lý như ceftazidim, ceftizoxim, cefuroxim, cefotaxim, cefixim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện;
2. Bộ y tế (2020), Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ y tế V/v ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”’
3. Nguyễn Thị Thanh Hương, Đoàn Văn Giang (2020), Phân tích danh mục thuốc kháng sinh sử dụng tại Trung tâm y tế huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2018, Tạp chí Dược học số 528 trang 15-18
4. Tổ chức y tế thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, trang 87 - 89;
5. Nguyễn Thị Mai Trang (2020), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa 2, Trường Đại học Dược Hà Nội;
6. WHO (2014), Guidelines for ATC classification and DDD assignment;
7. WHO (2017), Model list of Essential Medicines (EML) 20th