MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở BỆNH NHI VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG

Thị Thu Hà Hoàng 1,, Thị Thu Cúc Phạm 1, Thị Thảo Nguyễn 1, Thị Huế Tống 1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở bệnh nhi viêm phổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 225 bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Kết quả: Có 29,8% trẻ viêm phổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, trong đó chủ yếu là suy dinh dưỡng độ 1  chiếm 73,1%, hay gặp trẻ trong độ tuổi 36 – 48 tháng chiếm 75%. Các yếu tố như: Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ; Trẻ có thiếu máu; Trẻ có cận nặng sơ sinh thấp < 2500 gram;Trẻ sống trong gia đình có thu nhập thấp; Trẻ sống trong gia đình có số con > 2 đều có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng thấp còicao hơn so với những trẻ được tiêm chủng đầy đủ, không thiếu máu, cân nặng sơ sinh ≥ 2500 gram, thu nhập gia đình cao, số con trong gia đình ≤ 2 con. Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ởbệnh nhi viêm phổi còn khá cao 29,8% trong đó chủ yếu là suy dinh dưỡng độ 1 và hay gặp trong độ tuổi 36-48 tháng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi  là: Không được tiêm chủng đầy đủ,  thiếu máu, cân nặng sơ sinh thấp, thu nhập gia đình thấp, gia đình có > 2 con

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế - Viện Dinh Dưỡng (2016), www.nutrition.org.vn, Thực trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2016.
2. Nguyễn Thanh Hà (2002), Nguy cơ SDD liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y học, Hà Nội.
3. Trần Phương Liên (2018), “Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi tại phòng khám Bệnh viện trẻ em Hải Phòng”, Luận văn Thạc sỹ y học, tr. 29 - 33, 35 – 40.
4. Adair L.S (1999). Filipino children exhibit catch – up growth from age 2 – 12 years.j. Nutr, 129, 1140 – 1148.
5. Madusolumuo, M.A., O.B. (1998), “Sociocultural factor of malnutrition among under – five in Amadawa State, Nigeria”, Nutrition and Health, 12, pp. 257 – 262.
6. Thai Lan Anh, Dillon D H.S., Nguyen Huu Chinh, Agustina R (2001), “Association between nutritional status and pneumonia among rural Vietnamese children”, Thesis, Faculty of medicine university of Indonesia.
7. UNICEF (2007), “UNICEF global databases on undernutrion”. Progress for Children, New York, US.23-45.
8. UNICEF (2018), World Bank Joint Child Malnutrition dataset, May 2018.