KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN COVID-19 CAO TUỔI CÓ BỆNH MẠN TÍNH VÀ PHỤ NỮ CÓ THAI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2021

Minh Chín Huỳnh 1,, Công Chiến Bùi 1, Xuân Dục Nguyễn 1, Thị Kim Anh Võ 2
1 Sở Y tế tỉnh Bình Dương
2 Đại học Thăng Long Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhiễm SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhóm không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, các kết quả bất lợi và nghiêm trọng nhất của COVID-19 đã được ghi nhận ở người già và phụ nữ mang thai mắc các bệnh mãn tính, bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường và các vấn đề về tim phổi. Một số nghiên cứu đã báo cáo mức độ nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn do một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở phụ nữ có thai so với phụ nữ không mang thai. Hiểu rõ hơn về kiến thức và thái độ về tuân thủ điều trị của bệnh nhân COVID-19 cao tuổi có bệnh nền và phụ nữ có thai giúp điều trị tốt hơn cho các bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức và thái độ về tuân thủ điều trị của bệnh nhân COVID-19 cao tuổi có bệnh mạn tính và phụ nữ mang thai điều trị Trung tâm y tế thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích tại trung tâm y tế thị xã Tân Uyên với 145 bệnh nhân COVID-19 cao tuổi có bệnh mạn tính và phụ nữ có thai. Kết quả nghiên cứu: Về kiến thức: có 72,4% bệnh nhân không bao giờ gặp khó khăn để nhớ dùng thuốc, 77,2% bệnh nhân không tự ngưng dùng thuốc, 78,6% không thấy bất tiện để nhớ dùng thuốc dù chế độ dùng thuốc phức tạp, 83,4% bệnh nhân không quên dùng thuốc dù bệnh nặng hơn và cần dùng thêm thuốc mới, 86,2% bệnh nhân không tự ý thay đổi chế độ thuốc. Về thái độ: 78,6% bệnh nhân có thái độ lạc quan, 100% bệnh nhân đồng ý cách ly sau khi xuất viện, 100% đồng ý thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh. Kết luận: Cần phải cải thiện, nâng cao hơn nữa kiến thức về tuân thủ điều trị của bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và phụ nữ có thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. He, F., Y. Deng, and W. Li, Coronavirus disease 2019: What we know? J Med Virol, 2020. 92(7): p. 719-725.
2. Jin, Y., et al., Virology, Epidemiology, Pathogenesis, and Control of COVID-19. Viruses, 2020. 12(4).
3. Chen, L., et al., Clinical Characteristics of Pregnant Women with Covid-19 in Wuhan, China. N Engl J Med, 2020. 382(25): p. e100.
4. Favre, G., et al., 2019-nCoV epidemic: what about pregnancies? Lancet, 2020. 395(10224): p. e40.
5. Zhu, H., et al., Clinical analysis of 10 neonates born to mothers with 2019-nCoV pneumonia. Transl Pediatr, 2020. 9(1): p. 51-60.
6. Schwartz, D.A., Being Pregnant during the Kivu Ebola Virus Outbreak in DR Congo: The rVSV-ZEBOV Vaccine and Its Accessibility by Mothers and Infants during Humanitarian Crises and in Conflict Areas. Vaccines (Basel), 2020. 8(1).
7. Kumar, R., et al., SARS-CoV-2 infection during pregnancy and pregnancy-related conditions: Concerns, challenges, management and mitigation strategies-a narrative review. J Infect Public Health, 2021. 14(7): p. 863-875.
8. tế, B.Y., Cổng thông tin về đại dịch COVID-19. URL: https://covid19.gov.vn/, 2021.
9. Di Mascio, D., et al., Counseling in maternal-fetal medicine: SARS-CoV-2 infection in pregnancy. Ultrasound Obstet Gynecol, 2021. 57(5): p. 687-697.
10. Martinez-Portilla, R.J., et al., Pregnant women with SARS-CoV-2 infection are at higher risk of death and pneumonia: propensity score matched analysis of a nationwide prospective cohort (COV19Mx). Ultrasound Obstet Gynecol, 2021. 57(2): p. 224-231.
11. Allotey, J., et al., Clinical manifestations, risk factors, and maternal and perinatal outcomes of coronavirus disease 2019 in pregnancy: living systematic review and meta-analysis. Bmj, 2020. 370: p. m3320.