ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ các kết quả về triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học và kết quả sau phẫu thuật bệnh lý hẹp ống sống tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh. Phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca trên 33 bệnh nhân hẹp ống sống thắt lưng được phẫu thuật trong năm 2020. Khảo sát các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trước mổ, đánh giá các kích thước ống sống thắt lưng trên phim MRI, khảo sát kết quả giảm đau sau khi phẫu thuật bằng chỉ số NRS, đánh giá sự phục hồi bệnh nhân bằng chỉ số JOA lúc xuất viện, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Trong 33 trường hợp của lô nghiên cứu có 19 nam và 14 nữ. Tuổi trung bình là 58 (32-81). 81.8% bệnh nhân nhập viện vì đau lưng và đi cách hồi; số ngày nằm viện trung bình là 18 ngày (8-41); kết quả lâm sàng: đau lưng (100%), đau rễ (87.9%), Lasegue (+) (90.9%), rối loạn cảm giác (78.8%), rối loạn cơ vòng (36.4%), đi cách hồi (97%), teo cơ (54.5%); hình ảnh ống sống trên MRI: đường kính trước sau (9mm), đường kính ngang (7.24mm), chiều cao ngách bên (1.17mm), diện tích ống sống (0.74cm2), bề dầy dây chằng vàng (3.7mm); nguyên nhân gây hẹp ống sống: thoát vị đĩa đệm (90.9%), phì đại mặt khớp (84.8%), dầy dây chằng vàng (97%); kết quả điều trị: thang điểm NRS: trước mổ (8.45), sau mổ (3.85), 01 tháng (2.27), 03 tháng (0.88); chỉ số JOA: trước mổ (6.15), sau mổ (10.06), 01 tháng (12.48), 03 tháng (15.21). Sự phục hồi chức năng sinh hoạt: rất tốt (48.5%), tốt (36.4%) và trung bình (15.2%). Kết luận: Phẫu thuật điều trị hẹp ống sống thắt lưng cho kết quả giảm đau sau mổ và phục hồi chức năng sinh hoạt rất tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hẹp ống sống thắt lưng
Tài liệu tham khảo
2. Hermansen E, Myklebust T A, Austevoll I M, Rekeland F, Solberg T, Storheim K, et al. (2019), Clinical outcome after surgery for lumbar spinal stenosis in patients with insignificant lower extremity pain. A prospective cohort study from the Norwegian registry for spine surgery. BMC Musculoskelet Disord. 20(1): p. 36.
3. Hughes A, Makirov S K and Osadchiy V (2015), Measuring spinal canal size in lumbar spinal stenosis: description of method and preliminary results. Int J Spine Surg. 9: p. 3.
4. Ko S and Oh T (2019), Comparison of bilateral decompression via unilateral laminotomy and conventional laminectomy for single-level degenerative lumbar spinal stenosis regarding low back pain, functional outcome, and quality of life - A Randomized Controlled, Prospective Trial. J Orthop Surg Res. 14(1): p. 252.
5. Kobayashi Y, Ogura Y, Kitagawa T, Yonezawa Y, Takahashi Y, Yasuda A, et al. (2019), Gender Differences in Pre- and Postoperative Health-Related Quality of Life Measures in Patients Who Have Had Decompression Surgery for Lumbar Spinal Stenosis. Asian Spine J.
6. Lonne G, Fritzell P, Hagg O, Nordvall D, Gerdhem P, Lagerback T, et al. (2019), Lumbar spinal stenosis: comparison of surgical practice variation and clinical outcome in three national spine registries. Spine J. 19(1): p. 41-49.
7. Peng H, Tang G, Zhuang X, Lu S, Bai Y and Xu L (2019), Minimally invasive spine surgery decreases postoperative pain and inflammation for patients with lumbar spinal stenosis. Exp Ther Med. 18(4): p. 3032-3036.
8. Pennington Z, Alentado V J, Lubelski D, Alvin M D, Levin J M, Benzel E C, et al. (2019), Quality of life changes after lumbar decompression in patients with tandem spinal stenosis. Clin Neurol Neurosurg. 184: p. 105455.
9. Perna F, Geraci G, Mazzotti A, Stefanini N, Panciera A and Faldini C (2019), Acute Presentation of Lumbar Spinal Stenosis Due to Ossified Ligamentum Flavum: The Possible Role of Spondylolisthesis: A Case Report. JBJS Case Connect. 9(2): p. e0039.