MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ CÓ THAI CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁP ỨNG KÉM VỚI KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG

Quốc Huy Hoàng 1,, Thị Hương Lan Lê 2, Thu Thủy Nguyễn 1, Thị Anh Nguyễn1, Thị Kim Tiến Nguyễn 1, Thị Hồng Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét số lượng noãn và tỷ lệ có thai của người bệnh đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu  mô tả cắt ngang 60 trường hợp đáp ứng kém với kích thích buồng trứng đến khám và điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc Gia – Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2021 đến 09/2021. Kết quả và bàn luận: Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi với tuổi trung bình 36,78 ± 4,95 năm và thời gian vô sinh khá dài 5,00 ± 2,87 năm. Các bệnh nhân đáp ứng kém kích thích buồng trứng thể hiện các chỉ số AMH trung bình thấp 1,04 ± 0,82 ng/ml và số nang thứ cấp ít 5,57 ± 1,48 nang. Số noãn chọc hút được trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 5,10 ± 2,27. Trong đó số noãn MII chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 4,23 ± 1,89. Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm hCG dương tính 13,56%. Tỷ lệ thai lâm sàng 10,17%. Tỷ lệ thai tiến triển 8,47%. Tỷ lệ thai lưu: nhóm chứng có 1 trường hợp thai lưu chiếm 1,67%. Tỷ lệ thai sinh hóa có 2 trường hợp thai sinh hóa chiếm 3,39%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jeve YB, Bhandari HM. Effective treatment protocol for poor ovarian response: A systematic review and meta-analysis. J Hum Reprod Sci. 2016;9(2):70-81. doi:10.4103/0974-1208.183515
2. Ferraretti AP, La Marca A, Fauser BCJM, Tarlatzis B, Nargund G, Gianaroli L. ESHRE consensus on the definition of “poor response” to ovarian stimulation for in vitro fertilization: the Bologna criteria. Human Reproduction. 2011; 26(7):1616-1624. doi:10.1093/humrep/der092
3. Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Nội tiết sinh sản nữ: cơ chế tác động và điều hòa. In: Nội Tiết Sinh Sản.; 2011:27-34.
4. Kim CH, Ahn JW, Moon JW, Kim SH, Chae HD, Kang BM. Ovarian Features after 2 Weeks, 3 Weeks and 4 Weeks Transdermal Testosterone Gel Treatment and Their Associated Effect on IVF Outcomes in Poor Responders. Dev Reprod. 2014; 18(3):145-152. doi:10.12717/DR.2014.18.3.145
5. Doan HT, Quan LH, Nguyen TT. The effectiveness of transdermal testosterone gel 1% (androgel) for poor responders undergoing in vitro fertilization. Gynecological Endocrinology. 2017; 33 (12):977-979. doi:10.1080/ 09513590.2017.1332586
6. Vương Thị Ngọc Lan. Kích thích buồng trứng và các tác động lên kết quả kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. In: Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm. NXB Giáo Dục Việt Nam; 2011:343-372.
7. Nguyễn Việt Hà. Hiệu quả của testosterone dạng gel trên các bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm giảm dự trữ buồng trứng. Trường Đại học Y Hà Nội; 2017.
8. Balasch J, Fábregues F, Peñarrubia J, et al. Pretreatment with transdermal testosterone may improve ovarian response to gonadotrophins in poor-responder IVF patients with normal basal concentrations of FSH. Human Reproduction. 2006;21(7):1884-1893. doi:10.1093/humrep/del052