HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI BẰNG HORMON TÁI TỔ HỢP Ở TRẺ THIẾU HỤT HORMON TĂNG TRƯỞNG

Thị Hằng Nguyễn 1, Chí Dũng Vũ 1,
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiếu hormon tăng trưởng là nguyên nhân thường gặp gây tầm vóc thấp, được điều trị bằng phác đồ thay thế hormon tăng trưởng tái tổ hợp tiêm dưới da. Bệnh nhân thường đạt được vận tốc chiều cao tối đa trong năm đầu điều trị, sau đó sẽ giảm dần trong những năm sau cho đến khi ngừng điều trị. Mục tiêu: nhận xét kết quả điều trị lâu dài ở các bệnh nhân sử dụng GH tái tổ hợp. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu một loạt ca bệnh bao gồm 3 bệnh nhân thiếu hụt hormon tăng trưởng được bắt đầu điều trị hormon tái tổ hợp thay thế ở tuổi 47 tháng và 75 tháng. Tất cả bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu điều trị đều có tầm vóc thấp (< - 4SD theo tuổi và giới), nồng độ IGF1 thấp hơn so với chuẩn, tuổi xương thấp hơn so với tuổi thực. Phim chụp MRI sọ não không phát hiện khối bất thường. Đối với ca bệnh đầu tiên, trẻ được làm test kích thích hormon tăng trưởng với glucagon và kết quả nồng độ GH đỉnh thấp 0.024 ng/ml. Phác đồ hormon thay thế đã được điều trị trong vòng  3- 5 năm. Kết quả: tốc độ tăng chiều cao được cải thiện sau điều trị: 14 - 18 cm trong năm đầu tiên, giảm dần trong các năm tiếp theo. Trẻ bắt kịp tốc độ tăng trưởng bình thường theo WHO sau 3 năm điều trị. Kết luận: tầm vóc thấp là triệu chứng lâm sàng chính. Điều trị hormon thay thế sớm trên trẻ bị GHD giúp trẻ có được tốc độ tăng trưởng chiều cao bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dattani M., and Preece M. (2004). Growth hormone deficiency and related disorders: insights into causation, diagnosis, and treatment. Lancet Lond Engl, 363(9425), 1977–1987.
2. Takeda A., Cooper K., Bird A, et al. (2010). Recombinant human growth hormone for the treatment of growth disorders in children: a systematic review and economic evaluation. Health Technol Assess Winch Engl, 14(42), 1–209.
3. Gharib H., Cook D.M., Saenger P.H, et al. (2003). American Association of Clinical Endocrinologists medical guidelines for clinical practice for growth hormone use in adults and children--2003 update. Endocr Pract Off J Am Coll Endocrinol Am Assoc Clin Endocrinol, 9(1), 64–76.
4. Grimberg A., DiVall S.A., Polychronakos C, et al . (2016). Guidelines for Growth Hormone and Insulin-Like Growth Factor-I Treatment in Children and Adolescents: Growth Hormone Deficiency, Idiopathic Short Stature, and Primary Insulin-Like Growth Factor-I Deficiency. Horm Res Paediatr, 86(6), 361–397.
5. Ayyar V.S. (2011). History of growth hormone therapy. Indian J Endocrinol Metab, 15(3), 162–165.
6. Hou L., Luo X., Du M, et al. (2009). [Efficacy and safety of recombinant human growth hormone solution in children with growth hormone deficiency in China: a multicenter trial]. Zhonghua Er Ke Za Zhi Chin J Pediatr, 47(1), 48–52.
7. Korpal-Szczyrska M., Dorant B., Kamińska H, et al. (2006). Evaluation of final height in patients with pituitary growth hormone deficiency who were treated with growth hormone replacement. Endokrynol Diabetol Chor Przemiany Materii Wieku Rozw Organ Pol Tow Endokrynol Dzieciecych, 12(1), 31–34.
8. Salah N., Abd El Dayem S.M., El Mogy F, et al. (2013). Egyptian growth hormone deficient patients: demographic, auxological characterization and response to growth hormone therapy. J Pediatr Endocrinol Metab JPEM, 26(3–4), 257–269.