ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỀU KHIỂN (PCEA) SO VỚI TRUYỀN LIÊN TỤC (CEI) QUA CATHETER NGOÀI MÀNG CỨNG

Quang Minh Phạm 1,, Lương Ngọc Bùi 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện phổi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong phẫu thuật lồng ngực, đau sau phẫu thuật làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân, ảnh hưởng xấu đến chức năng phổi, làm tăng tỷ lệ các biến chứng sau phẫu thuật và có khả năng mắc hội chứng đau mạn tính sau mổ. Giảm đau ngoài màng cứng đoạn ngực thường được coi là tiêu chuẩn vàng đối với điều trị đau sau phẫu thuật lồng ngực. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực của phương pháp tự điều khiển (Patient Controlled Epidural Analgesia- PCEA) so với truyền liên tục (Continuous Epidural Infusion- CEI) qua catheter NMC bằng hỗn hợp bupivacain và fentanyl. Phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, thực hiện từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2021 trên 63 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm I: bệnh nhân được giảm đau sau mổ bằng phương pháp PCEA; nhóm II: bệnh nhân được giảm đau sau mổ bằng phương pháp CEI. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp PCEA và CEI qua catheter ngoài màng cứng trong phẫu thuật lồng ngực cho hiệu quả giảm đau tốt cả khi nghỉ ngơi lẫn khi vận động, ít tác dụng phụ. Phương pháp PCEA dùng ít thuốc giảm đau hơn và bệnh nhân nhanh chóng kiểm soát được cơn đau hơn so với CEI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.E. Kalso; K. Perttunen et al (1992). Pain after thoracic surgery. 36(1), 96-100.
2. Yegin, A (2003). Early postoperative pain management after thoracic surgery; pre- and postoperative versus postoperative epidural analgesia: a randomised study. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 24(3), 420–424.
3. Boyle, Patrick K. (2010). Rajʼs Practical Management of Pain, Fourth Edition.. Anesthesiology, 112(1), 257–258.
4. Ferrante, F. Michael; Lu, Louise; Jamison, Stephen B.; Datta, Sanjay (1991). Patient-Controlled Epidural Analgesia. Anesthesia & Analgesia, 73(5).
5. Đức NT. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ ung thư trực tràng bằng hỗn hợp bupivacaine và fentanyl qua catheter ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển và truyền liên tục, Trường Đại học Y Hà Nội; 2007.
6. Behera B, Puri G, Ghai B. Patient-controlled epidural analgesia with fentanyl and bupivacaine provides better analgesia than intravenous morphine patient-controlled analgesia for early thoracotomy pain. Journal of postgraduate medicine. 2008;54(2):86.
7. Özalp G, Güner R, Kuru N, Kadiogullari N. Postoperative patientcontrolled epidural analgesia with opioid bupivacaine mixtures. Canadian journal of anaesthesia. 1998;45(10):938-942.
8. Liu S.S et al. Patient-controlled epidural analgesia with bupivacaine and fentanyl on hospital wards: Prospectiveexperience with 1030 surgical patients. Anesthesiology. 1998;88.