HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ MẶT DƯỚI CƠ DỰNG SỐNG 1 BÊN (ESP BLOCK) DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM CHO PHẪU THUẬT TIM ÍT XÂM LẤN CÓ NỘI SOI

Thị Hoan Dương 1,2,, Đức Hùng Dương 1, Quốc Đạt Phạm 1, Hữu Tú Nguyễn 2
1 Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tăng cường giảm đau trong mổ, giảm đau sau mổ của phương pháp truyền liên tục thuốc tê vào mặt dưới cơ dựng sống 1 bên trên bệnh nhân tim ít xâm lấn (MICS) có nội soi đường ngực phải. Đối tượng và phương pháp: 30 BN (bệnh nhân) tuổi 18 – 75, mổ phiên MICS qua đường ngực phải có hỗ trợ nội soi tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch mai từ tháng tháng 11 năm 2018 đến tháng 7 năm 2020, đã được giảm đau bằng kĩ thuật ESPB bên phải. Catheter ESPB thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm, đặt sau khi gây mê để phẫu thuật, tiêm ropivacaine 0,5%; 20ml. Khi kết thúc phẫu thuật: BN được truyền ropivacain 0,1% qua catheter ESP liên tục 0,2ml/kg/giờ ; kết hợp với paracetamol truyền tĩnh mạch 1g / 6h; BN được đánh giá điểm visual analogue scale (VAS) khi nghỉ, khi vận động tại các thời điểm trong vòng 72 giờ sau rút nội khí quản, lượng opioid dùng thêm, các tác dụng phụ. Kết quả: Hiệu quả tăng cường giảm đau trong mổ tốt, lượng fentanyl tiêu thụ 212,51 ± 71,58 µg; điểm VAS trung bình khi nghỉ, khi vận động < 4,  có 5 BN  (16,7%) cần dùng thêm PCA morphine tĩnh mạch, với lượng dùng thêm: trong 24h, 48h, 72h lần lượt: 4mg, 8mg, 14,2mg. Trong nghiên cứu không gặp các biến chứng nặng liên quan đến ESPB. Kết luận: Phương pháp ESPB có hiệu quả tăng cường giảm đau trong mổ, giảm đau sau mổ tốt mà không gặp các biến chứng nặng liên quan đến phương pháp ESPB

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ender J., Borger M.A., Scholz M. và cộng sự. (2008). Cardiac Surgery Fast-track Treatment in a Postanesthetic Care UnitSix-month Results of the Leipzig Fast-track Concept. Anesthesiol J Am Soc Anesthesiol, 109(1), 61–66.
2. Forero M., Adhikary S.D., Lopez H. và cộng sự. (2016). The Erector Spinae Plane Block: A Novel Analgesic Technique in Thoracic Neuropathic Pain. Reg Anesth Pain Med, 41(5), 621–627.
3. Tsui B.C.H., Fonseca A., Munshey F. và cộng sự. (2019). The erector spinae plane (ESP) block: A pooled review of 242 cases. J Clin Anesth, 53, 29–34.
4. Krishna S.N., Chauhan S., Bhoi D. và cộng sự. (2019). Bilateral Erector Spinae Plane Block for Acute Post-Surgical Pain in Adult Cardiac Surgical Patients: A Randomized Controlled Trial. J Cardiothorac Vasc Anesth, 33(2), 368–375.
5. Macaire P., Ho N., Nguyen T. và cộng sự. (2019). Ultrasound-Guided Continuous Thoracic Erector Spinae Plane Block Within an Enhanced Recovery Program Is Associated with Decreased Opioid Consumption and Improved Patient Postoperative Rehabilitation After Open Cardiac Surgery-A Patient-Matched, Controlled Before-and-After Study. J Cardiothorac Vasc Anesth, 33(6), 1659–1667.
6. Borys M., Gawęda B., Horeczy B. và cộng sự. (2020). Erector spinae-plane block as an analgesic alternative in patients undergoing mitral and/or tricuspid valve repair through a right mini-thoracotomy – an observational cohort study. Videosurgery Miniinvasive Tech, 15(1), 208–214.
7. Leyva F.M., Mendiola W.E., Bonilla A.J. và cộng sự. (2017). Continuous Erector Spinae Plane (ESP) Block for Postoperative Analgesia after Minimally Invasive Mitral Valve Surgery. J Cardiothorac Vasc Anesth.
8. Sun Y., Luo X., Yang X. và cộng sự. (2021). Benefits and risks of intermittent bolus erector spinae plane block through a catheter for patients after cardiac surgery through a lateral mini-thoracotomy: A propensity score matched retrospective cohort study. J Clin Anesth, 75, 110489.