ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN BẰNG NỘI SOI ỐNG MỀM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG

Phi Nhạn Lê 1,, Dương Chí Thiện Đoàn 2, Hoàng Hạnh Lê 1, Văn Trầm Tạ 1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang
2 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dị vật đường tiêu hóa trên là một cấp cứu Tai Mũi Họng, gây nên các biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Nội soi ống mềm lấy dị vật an toàn, hiệu quả, là lựa chọn đầu tiên. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị dị vật đường tiêu hóa trên bằng nội soi ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang từ 3/2021 đến 6/2021. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, 29 trường hợp chẩn đoán xác định có dị vật đường tiêu hóa trên bằng Xquang hoặc nội soi và được can thiệp bằng nội soi ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang từ tháng 03/2021 đến 06/2021. Kết quả: Dị vật đường tiêu hóa trên chủ yếu là dị vật hữu cơ chiếm 86,2%, bên cạnh đó có một số dị vật nguy hiểm như viên thuốc còn vỏ, mảnh kim loại. Có 26/29 bệnh nhân được lấy dị vật bằng nội soi ống mềm thành công chiếm tỉ lệ 89,7%; có 03/29 trường hợp được chuyển qua phương pháp điều trị khác chiếm tỉ lệ 10,3%. Kết luận: Nội soi ống mềm lấy dị vật là phương pháp an toàn, đạt hiệu quả cao. Trang bị nội soi ống mềm và luôn sẵn sàng trong điều trị dị vật đường tiêu hóa trên là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Bảng (1998), “Dị vật thực quản”, Bài giảng Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr. 221-222.
2. Trần Việt Hồng, Nguyễn Hồng Hải, Trần Duy Bình và cs (2013), “Nhận xét tình hình dị vật thực quản và kết quả điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(6), tr. 277-282.
3. Nguyễn Tư Thế (2012), “Đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn bằng nội soi ống mềm tại Huế”, Nội san Hội nghị khoa học Tai Mũi Họng toàn quốc, Huế, tr. 42-48.
4. Đồng Thanh Thiện, Phan Quốc Việt, Đỗ Bá Hùng (2018), “Kết quả điều trị dị vật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Bình Dân”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 22(2), tr. 233-239.
5. Berci G, Forde K (2000), “History of endoscopy”, Surgical endoscopy; Surg Endosc, 14(1): 5‐15.
6. Giordano A, Adams G, Boies L, Meyerhoff W (2001). “Current management of esophageal foreign bodie”’, Arch Otolaryngol, 107: 249‐251.
7. Gilger MA, Jain AK, McOmber ME (2013), “Foreign bodies of esophagus and gastrointestinal tract in children”, Literature review current through.
8. Popel J, El‐Hakim H, et al (2011), “Esophageal foreign body extraction in children: Flexible versus rigid endoscopy”, Surg Endosc, 25(3): 919‐922.