ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI TỔN THƯƠNG POLYP ĐẠI TRÀNG PHÁT HIỆN TẠI TRUNG TÂM NỘI SOI TIÊU HOÁ - GAN MẬT, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Công Long Nguyễn 1,2, Văn Chương Hoàng 1, Hoài Nam Nguyễn 1,2, Thị Thu Thảo Đồng 1, Thị Tân Trần 1, Bình Nguyên Phạm 1,2,, Như Hoà Phạm 1, Thế Phương Nguyễn 1,3, Tuấn Việt Trần 1, Anh Giang Đỗ 1, Văn Tuấn Kiều 1
1 Trung tâm Tiêu hoá – Gan Mật, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi tổn thương polyp đại trực tràng phát hiện tại trung tâm nội soi Tiêu hóa – Gan mật, bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và đặc hiểm hình ảnh nội soi tổn thương polyp ĐTT của 339 bệnh nhân với 490 polyp ĐTT từ tháng 1/2021 – 4/2022. Các bệnh nhân (BN) thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ được phỏng vấn các thông tin cơ bản (tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn…), thông tin về các dấu hiệu lâm sàng. Sau đó, BN được nội soi thường phát hiện polyp và đánh giá các điểm như vị trí, kích thước, đặc điểm hình thái polyp. Kết quả: Tỷ lệ mắc polyp ĐTT của nam/nữ = 1,5/1 và tỷ lệ BN trên 40 tuổi trong nghiên cứu là 97,4%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng, phân lỏng với tỷ lệ tương ứng 59,3% và 23,9%. Polyp được phát hiện nhiều nhất tại đại tràng sigma với tỷ lệ 32,4%. Polyp kích thước nhỏ dưới 10 mm chiếm chủ yếu với tỷ lệ 80,2%. Polyp Paris typ 0-I chiếm chủ yếu với tỷ lệ 93,9% (trong đó polyp Paris typ Isp chiếm 71,8%). Kết luận: Đau bụng, phân lỏng là triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc polyp ĐTT với tỷ lệ tương ứng 59,3% và 23,9%. Polyp phát hiện ở toàn bộ đại tràng, trong đó thường gặp nhất tại đại tràng sigma (32,4%). Polyp Paris typ 0-I chiếm chủ yếu với tỷ lệ 93,9%

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Strum W.B (2016). Colorectal Adenomas. N Engl J Med, 374(11), 1065-1075.
2. Shussman N, Wexner S.D (2014). Colorectal polyps and polyposis syndromes. Gastroenterol Rep (Oxf), 2(1), 1-15.
3. Silva S.M, Rosa V.F, dos Santos Acn et al (2014). Influence of patient age and colorectal polyp size on histopathology. Arq Bras Cir Dig, 27(2), 109-113.
4. Arnold M, Sierra M.S, Laversanne M et al (2017). Global patterns and trends in colorectal cancer incidence and mortality. Gut, 66(4), 683-691.
5. Bùi Nhuận Quý, Nguyễn Thúy Oanh (2013). Khảo sát mối liên quan giữa lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh của polyp đại trực tràng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17(6), tr 19-24.
6. Schramm C, Mbaya N, Franklin J et al (2015). Patient- and procedure-related factors affecting proximal and distal detection rates for polyps and adenomas: results from 1603 screening colonoscopies. Int J Colorectal Dis, 30(12), 1715-1722.
7. Nguyễn Thị Chín, Nguyễn Văn Quân (2013). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng. Tạp chí Y học Thực hành, (899) - số 12/2013 tr. 31-36.
8. Phạm Bình Nguyên (2021). Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
9. Võ Hồng Minh Công, Trịnh Tuấn Dũng, Vũ Văn Khiên (2013). Vai trò của nội soi, mô bệnh học trong chẩn đoán polyp đại trực tràng và polyp đại trực tràng ung thư hóa. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17(6), tr 31-37.