ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÚI THỪA TÁ TRÀNG CẠNH NHÚ VÀ SỎI ĐƯỜNG MẬT

Công Long Nguyễn 1,, Thanh Nam Nguyễn 1
1 Trung tâm Tiêu hóa Gan mật, bệnh viện Bạch mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Túi thừa tá tràng đa số là tổn thương mắc phải, thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi; khi nằm gần nhú tá tràng lớn, chúng được gọi là túi thừa tá tràng cạnh nhú. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy có mối liên quan giữa túi thừa tá tràng cạnh nhú và bệnh lý sỏi mật. Nghiên cứu này đánh giá mối liên quan giữa túi thừa tá tràng cạnh nhú và bệnh sỏi đường mật. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 1023 bệnh nhân được làm ERCP tại Trung tâm Tiêu hóa Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2018. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có túi thừa tá tràng cạnh nhú được phát hiện là 31,4% trong số 1023 bệnh nhân; hầu hết được tìm thấy ở những bệnh nhân từ 60 đến 79 tuổi. Bệnh nhân mắc túi thừa tá tràng cạnh nhú bị sỏi đường mật nhiều hơn ở bệnh nhân không có túi thừa tá tràng (77,9% so với 60,4%). Kết luận: Túi thừa tá tràng cạnh nhú là yếu tố gây bệnh quan trọng trong việc hình thành sỏi đường mật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ackerman, W., Diverticula and variations of the duodenum. Ann Surg 1943;117:403-13.
2. Cetta, F.M., Bile infection documented as initial event in the pathogenesis of brown pigment biliary stones. Hepatology, 1986. 6(3): p. 482-9.
3. Egged, A., W. Teichmann, and D. Wittmann, The pathologic implication of duodenal diverticula. Surg Gynecol Obstet 1982;154:62-4.
4. Kim, M.H., et al., Association of periampullary diverticula with primary choledocholithiasis but not with secondary choledocholithiasis. Endoscopy, 1998. 30(7): p. 601-4.
5. Leivonen, M.K., J.A. Halttunen, and E.O. Kivilaakso, Duodenal diverticulum at endoscopic retrograde cholangiopancreatography, analysis of 123 patients. Hepatogastroenterology, 1996. 43(10): p. 961-6.
6. Løtveit, T., et al., Studies of the choledocho-duodenal sphincter in patients with and without juxta-papillary duodenal diverticula. Scand J Gastroenterol, 1980. 15(7): p. 875-80.
7. Osnes, M., et al., Duodenal diverticula and their relationship to age, sex and biliary calculi. Scand J Gastroenterol 1981;16:103-7.
8. Skar, V., et al., Beta-glucuronidase activity in the bile of gallstone patients both with and without duodenal diverticula. Scand J Gastroenterol, 1989. 24(2): p. 205-12.