ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT SỎI TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG

Minh Trí Đỗ 1,, Công Hiếu Nguyễn 1, Quang Trung Đào 1
1 Bệnh viện đa khoa Đức Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân sỏi tiết niệu phải phẫu thuật từ đó đưa một số kiến nghị về chỉ định xét nghiệm vi sinh. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu 56 bệnh nhân phẫu thuật sỏi tiết niệu tại bệnh viện đa khoa Đức Giang có xét nghiệm nuôi cấy tìm vi sinh vật từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020. Kết quả: Trong 56 bệnh nhân phẫu thuật sỏi tiết niệu thì có 44,6% bệnh nhân có tăng bạch cầu trong máu ngoại vi. Có 71,4% bệnh nhân có giãn đài bể thận. Có 54 bệnh nhân được nuôi cấy nước tiểu thì có 11,1% bệnh nhân được xác định là dương tính (Escherichia Coli, Acinetobacter Baumannii, Klebsiella Pneumoniae,  staphylococcus capitis). Có 13 bệnh nhân được cấy máu chiếm 23,2% trong đó dương tính có 5 ca (Escherichia Coli, Staphylococcus saprophyticus, Candida albicans). Kết luận: Tỷ lệ nuôi cấy phát hiện vi sinh vật là rất thấp nên đối với nhóm bệnh nhân sỏi tiết niệu phải phẫu thuật thì không nhất thiết phải làm xét nghiệm nuôi cấy thường quy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khan, S.R., et al., Kidney stones. Nature reviews. Disease primers, 2016. 2: p. 16008-16008.
2. Nguyễn Kỳ, Nhiễm khuẩn tiết niệu – Sử dụng kháng sinh in Bệnh học tiết niệu. 2007, Hội tiết niệu - Thận học Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. p. tr. 226-237.
3. Golan, R., K.L. Cooper, and O. Shah, Management of Small, Non-obstructing Renal Stones in Adults With Recurrent Urinary Tract Infections. Reviews in urology, 2020. 22(2): p. 52-56.
4. Hoàng Thị An Hà, Nguyễn Thanh Hải và cs, nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân sỏi tiết niệu tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh - Nghệ An. Tạp chí KH-CN Nghệ An, 2018.
5. Bai, Y., et al., Analysis of Urinary Pathogen Cultures and Drug Sensitivity in Patients with Urinary Stones for Five Consecutive Years in Xiangya Hospital, China. Infection and drug resistance, 2020. 13: p. 1357-1363.
6. Flores-Mireles, A.L., et al., Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection and treatment options. Nature reviews. Microbiology, 2015. 13(5): p. 269-284.