ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ MỨC ĐỘ BỎNG Ở TRẺ NHẬP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 01/02/2021 ĐẾN 31/12/2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em. Dịch tễ học của bỏng là quan trọng tại 1 cộng đồng trong can thiệp làm giảm tai nạn này trong cộng đồng. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm dịch tễ học và mức độ bỏng ở trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng. Đối tượng và phương pháp: 201 trẻ em bỏng được điều trị tại khoa Bỏng – Tạo hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/02/2021 đến 31/12/2021. Kết quả: Trong 201 trẻ em bỏng được nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1. Bệnh nhi ở TP Hồ Chí Minh là 96 (47,8%), chuyển từ bệnh viện tỉnh là 105 (52,2%). Tuổi trung bình 43,57 ± 44,27 tháng (02 - 188). Nam 113 (56,2%), nữ 88 (43,8%), tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1. Tất cả các tháng trong năm đều có trẻ em bị bỏng, nhiều nhất tháng 1, 2, 3, 4 và ít nhất tháng 7, 8. Thời gian trong ngày bị bỏng tập trung ở hai khoảng thời gian 8 - 12 giờ với 90 (44,8%) và 16 - 21 giờ 70 (34,8%) trường hợp. Thời gian bị bỏng đến khi vào bệnh viện trước 3 giờ là 103 (51,2%), trước 24 giờ 146 (72,6%), sau 24 giờ 55 (27,4%) (01 - 1440). Tác nhân gây bỏng do nước nóng 160 (79,6%), lửa 32 (15,9%), điện 8 (4%), hóa chất 1 (0,5%). Nơi xảy ra bỏng tại nhà 185 (92%), ngoài đường 12 (6%), trường học 3 (1,5%). Nghề nghiệp người chăm sóc trẻ nội trợ 64 (31,8%), buôn bán tự do 53 (26,4%). Trình độ học vấn người chăm sóc trẻ cấp 2 - 3 là 145 (72,1%), trên cấp 3 là 40 (19,9%). Tỷ lệ không sơ cứu bỏng 72 (35,8%), sơ cứu bỏng không đúng 128 (63,7%), sơ cứu bỏng đúng 1 (0,5%). Diện tích bỏng trung bình là 9,68 ± 12,08% TBSA (1 - 98), diện tích bỏng < 10% TBSA có 137 (68,2%), diện tích bỏng 10 - 30% TBSA có 52 (25,9%), diện tích bỏng > 30% TBSA có 12 (6%). Độ sâu bỏng 177 độ II (88%), 103 độ III (51,2%), 5 độ IV (3%). Vị trí bỏng vùng tay chân 153 (76,1%), ngực lưng 109 (54,2%), đầu mặt cổ 71 (35,5%), bộ phận sinh dục và tầng sinh môn 45 (22,4%). Thời gian nằm viện trung bình 11,03 ± 13,56 ngày (01-123). Kết luận: bỏng trẻ em là tai nạn thường gặp quanh năm, mùa thường có nhiều trẻ bỏng là cuối đông đầu xuân, hơn 1/2 trẻ được nhận từ các bệnh viện tỉnh, trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, nơi xảy ra bỏng thường tại nhà do nước sôi, thời gian bị bỏng thường trùng với thời gian người chăm sóc trẻ đang bận việc nhà, tỷ lệ sơ cứu bỏng không đúng cao. Vị trí bỏng thường gặp tay chân, bỏng độ II-III là chủ yếu và diện tích bỏng < 30%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bỏng trẻ em, diện tích bỏng, độ sâu bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TBSA (total body surface area) diện tích bỏng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Viết Lượng (2009), "Tình hình bỏng tại Việt Nam trong 3 năm (2005–2007)", Tạp chí Y học thực hành, tr. 9-13.
3. Morgan, Michael, et al. (2018), "Burn pain: a systematic and critical review of epidemiology, pathophysiology, and treatment", Pain medicine, 19(4), pp. 708-734.
4. Alnababtah, Khalid, Khan, Salim, and Ashford, Robert (2016), "Socio-demographic factors and the prevalence of burns in children: an overview of the literature", Paediatrics international child health, 36(1), pp. 45-51.
5. Armstrong, Megan, et al. (2020), "Epidemiology and trend of US pediatric burn hospitalizations, 2003–2016", Burns, pp. 1-10.
6. Broadis, Emily, Chokotho, Tilinde, and Borgstein, Eric (2017), "Paediatric burn and scald management in a low resource setting: A reference guide and review", African Journal of Emergency Medicine, 7, pp. 27-31.
7. Nguyen, Nhu Lam, et al. (2002), "The importance of immediate cooling—a case series of childhood burns in Vietnam", Burns, 28(2), pp. 173-176.
8. Smolle, Christian, et al. (2017), "Recent trends in burn epidemiology worldwide: a systematic review", Burns, 43(2), pp. 249-257.