ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XUẤT HUYẾT NÃO TỰ PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Hoàng Nhã Lê 1,, Đình Hùng Kiều 2, Kiến Vũ Trần 1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ các kết quả về triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học và kết quả sau phẫu thuật xuất huyết não tự phát tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh. Phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca trên 21 bệnh nhân xuất huyết não do nguyên nhân tự phát được phẫu thuật trong năm 2019. Khảo sát các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trước mổ, đánh giá khối xuất huyết trên CT-Scan, khảo sát kết quả sau khi phẫu thuật bằng chỉ số GOS, đánh giá sự phục hồi bệnh nhân bằng chỉ số Barthel lúc xuất viện, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Trong 21 trường hợp của lô nghiên cứu có 18 nam và 3 nữ. Tuổi trung bình là 53 (34-79). GCS trung bình lúc nhập viện là 7-8 (5-13), 10/21 bệnh nhân có dãn đồng tử, 19/21 yếu liệt nửa người, huyết áp tối đa trung bình là 190 mmHg, đa phần bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và nghiện rượu, 5/21 nhập viện trước 4 giờ. Thể tích khối xuất huyết trung bình 95 ml (75-200), 14/21 cách vỏ não < 1 cm. Tỉ lệ tử vong là 7/21 trường hợp, GOS1=1; GOS2=7; GOS3=5; GOS4=1; GOS5=7, GCS >10 có kết quả tốt hơn, chỉ số Barthel sau 03 tháng có sự cải thiện có ý nghĩa (p=0.02). Kết luận: Tuy tỉ lệ tử vong sau mổ vẫn còn cao và để lại nhiều di chứng cho bệnh nhân nhưng phẫu thuật trong bệnh lý xuất huyết não tự phát vẫn là một lựa chọn có hiệu quả khi điều trị nội khoa thất bại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aguilar M I and Brott T G (2011), Update in intracerebral hemorrhage. Neurohospitalist. 1(3): p. 148-159.
2. Al-Shahi Salman R, Frantzias J, Lee R J, Lyden P D, Battey T W K, Ayres A M, et al. (2018), Absolute risk and predictors of the growth of acute spontaneous intracerebral haemorrhage: a systematic review and meta-analysis of individual patient data. Lancet Neurol. 17(10): p. 885-894.
3. Bhatia K, Hepburn M, Ziu E, Siddiq F and Qureshi A I (2018), Modern Approaches to Evacuating Intracerebral Hemorrhage. Curr Cardiol Rep. 20(12): p. 132.
4. Go G O, Park H, Lee C H, Hwang S H, Han J W and Park I S (2013), The outcomes of spontaneous intracerebral hemorrhage in young adults - a clinical study. J Cerebrovasc Endovasc Neurosurg. 15(3): p. 214-220.
5. Houben R, Schreuder F, Bekelaar K J, Claessens D, van Oostenbrugge R J and Staals J (2018), Predicting Prognosis of Intracerebral Hemorrhage (ICH): Performance of ICH Score Is Not Improved by Adding Oral Anticoagulant Use. Front Neurol. 9: p. 100.
6. Hsieh J T, Ang B T, Ng Y P, Allen J C and King N K (2016), Comparison of Gender Differences in Intracerebral Hemorrhage in a Multi-Ethnic Asian Population. PLoS One. 11(4): p. e0152945.
7. Musa K I and Keegan T J (2018), The change of Barthel Index scores from the time of discharge until 3-month post-discharge among acute stroke patients in Malaysia: A random intercept model. PLoS One. 13(12): p. e0208594.
8. Poblete R A, Zheng L, Arenas M, Vazquez A, Yu D, Emanuel B A, et al. (2019), Older Age Is Not Associated with Worse Outcomes Following Decompressive Hemicraniectomy for Spontaneous Intracerebral Hemorrhage. J Stroke Cerebrovasc Dis. p. 104320.
9. Shah Q A, Ezzeddine M A and Qureshi A I (2007), Acute hypertension in intracerebral hemorrhage: pathophysiology and treatment. J Neurol Sci. 261(1-2): p. 74-79.