ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Trường Sinh Cao 1,, Viết Tuấn Nguyễn 1
1 Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá tổn thương khớp gối trên cộng hưởng từ nhằm phục vụ cho công tác phân loại, tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Đối tượng và phương pháp: 60 khớp gối - 30 bệnh nhân, 26 nữ, 4 nam, tuổi trung bình 58.63 ± 11.11,  được chẩn đoán thoái hóa theo Hội khớp học Hoa Kỳ (ACR),  giai đoạn II - III theo Kellgren và Lawrenc. Tất cả được thăm khám lâm sàng đầy đủ và được chụp cộng hưởng từ cả 2 khớp gối. Các chi số được đo đạc trên phần mềm của máy. Kết quả: Sụn khớp ở vị trí lồi cầu trong mỏng hơn (1,35±0,14 mm) so với vị trí liên lồi cầu (1,57±0,11mm) và lồi cầu ngoài (1,40±0,10 mm). Bề dày sụn khớp đùi chè là 1,56 ±0,09 mm. Tổn thương sụn chêm chủ yếu là sụn chêm trong: rách 41,67%), lồi 48,3%. 100% có tràn dịch khớp gối trên cộng hưởng từ. Phù tủy xương đùi chiếm 80%, xương chày 60% và xương bánh chè chỉ có 36,67%. Kết luận: Tổn thương thoái hóa khớp gối trên cộng hưởng từ chủ yếu là bào mòn lớp sụn ở các vị trí lồi cầu trong, lồi cầu ngoài, liên lồi cầu và khớp đùi chè. Tổn thương sụn chêm chủ yếu là sụn chêm trong. Phù tủy xương đùi, xương chày là chủ yếu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Đình Toàn (2015). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Fransen M, L. Bridgett, L. March et al (2011). The epidemiology of osteoarthritis in Asia. Int J Rheum Dis, 14 (2), 113-121.
3. Bùi Hải Bình (2016). Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Thiệp (2013). Nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh X quang qui ước và hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận văn Thạc sỹ y học. Học viên quân Y.
5. Fernandez-Madrid F, Karvonnen R.L, Teitge R.A. et al (1994). MR features of osteoarthritis of the knee. Magn Reson Imaging, 12, 703-709.
6. Wu H, Webber C, Fuentes C.O. et al (2007). Prevalence of knee abnormalities in patients with osteoarthritis and anterior cruciate ligament injury identified with peripheral magnetic resonance imaging: a pilot study. Can Assoc Radiol J, 58 (3), 167-175.
7. Potter H.G, Linklater J.M, Allen A.A. et al (1998). Magnetic Resonance Imaging of Articualr Cartilage in the knee. J Bone Joint Surg Am, 80 (9), 1276-1284.
8. Trần Viết Tiến và cộng sự (2015). Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị bệnh thoái hóa khớp. Đề tài độc lập cấp nhà nước, Học viện quân Y.
9. Hill C.L. et al (2001). Knee effusions, popliteal cysts, and synovial thickening: association with knee pain in osteoarthritis (abstract). J Rheumatol, 28 (6), 1330-1337.
10. Felson D.T, Lawrence R.C, Dieppe P.A (2000). Osteoarthritis: new insights. Part I: The disease and its risk factor. Ann Intern Med, 133, 635-646.