VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG MỞ NGỰC BÊN XÂM LẤN TỐI THIỂU TRONG CẮT THUỲ PHỔI KÈM NẠO VÉT HẠCH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

Hữu Lư Phạm 1,, Văn Bình Bùi 2
1 Trung tâm phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
2 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sử dụng đường mở ngực bên xâm lấn tối thiểu trong phẫu thuật lồng ngực nói chung và phẫu thuật cắt thuỳ phổi do ung thư nói riêng vẫn giữ một vai trò quan trọng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu: Từ 1/2015 đến 12/2016 có 93 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng đường mở ngực tối thiểu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Kết quả:  Tỉ lệ nam/nữ = 1,7 và tuổi trung bình là 56,87±10,9 (từ 15 đến 76 tuổi). Thời gian phẫu thuật trung bình 155,10 ± 38,5 phút, có 3 bệnh nhân phải truyền máu trong mổ (3,23%), thời gian dẫn lưu màng phổi 4,94± 2,09 ngày, thời gian nằm viện 9,91± 3,03 ngày, biến chứng sau phẫu thuật chiếm 10,8%. Chức năng khớp vai bình thường và gần như bình thường lần lượt là 39,1% và 52,4%; 100% bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng về thẩm mỹ của vết mổ sau phẫu thuật. Kết luận: Đường mở ngực bên xâm lấn tối thiểu không cắt các lớp cơ thành ngực chiếm vai trò tốt trong điều trị ngoại khoa ung thư phổi không tế bào nhỏ song hành với phẫu thuật nội soi với một số ưu điểm đã được khẳng định về giảm đau sau mổ, chức năng khớp vai, thẩm mỹ và đào tạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhao Y., Li G., Zhang Y., et al. (2017). Comparison of outcomes between muscle-sparing thoracotomy and video-assisted thoracic surgery in patients with cT1 N0 M0 lung cancer. J Thorac Cardiovasc Surg, 154(4), 1420-1429.e1.
2. Wang Z., Pang L., Tang J., et al. (2019). Video-assisted thoracoscopic surgery versus muscle-sparing thoracotomy for non-small cell lung cancer: a systematic review and meta-analysis. BMC Surg, 19(1), 144.
3. Deboever N., Mitchell K.G., Feldman H.A., et al. (2022). Current Surgical Indications for Non-Small-Cell Lung Cancer. Cancers (Basel), 14(5), 1263.
4. Dumitrescu M., Bobocea A., and Cordos I. (2017). Muscle sparing lateral thoracotomy: the standard incision for thoracic procedures. J Clin Invest Surg, 2(1), 60–65.
5. Khan I.H., McManus K.G., McCraith A., et al. (2000). Muscle sparing thoracotomy: a biomechanical analysis confirms preservation of muscle strength but no improvement in wound discomfort. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 18(6), 656–661.
6. Usuda K., Maeda S., Motomo N., et al. (2017). Pulmonary Function After Lobectomy: Video-Assisted Thoracoscopic Surgery Versus Muscle-Sparing Mini-thoracotomy. Indian J Surg, 79(6), 504–509.
7. Nutt A.E., Knowles T.G., Nutt N.G., et al. (2021). Influence of muscle‐sparing lateral thoracotomy on postoperative pain and lameness: A randomized clinical trial. Veterinary Surgery, 50(6), 1227–1236.
8. Kuritzky A.M., Aswad B.I., Jones R.N., et al. (2015). Lobectomy by Video-Assisted Thoracic Surgery vs Muscle-Sparing Thoracotomy for Stage I Lung Cancer: A Critical Evaluation of Short- and Long-Term Outcomes. J Am Coll Surg, 220(6), 1044–1053.
9. Li S., Feng Z., Wu L., et al. (2014). Analysis of 11 trials comparing muscle-sparing with posterolateral thoracotomy. Thorac Cardiovasc Surg, 62(4), 344–352.