TOAN LACTIC Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC MỘT SỐ THUỐC VÀ HÓA CHẤT

Thị Xuân Đặng 1,, Anh Minh Trương 2
1 Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một số thuốc và hóa chất gây ngộ độc cấp có toan lactic. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 127 bệnh nhân ngộ độc cấp có toan lactic điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 07/2019 - 07/2020. Kết quả: Ngộ độc rượu: ngộ độc methanol có lactat lúc vào cao hơn ethanol (9,4 và 4,7 mmol/l; p<0,01); lactat về bình thường chậm hơn (27,8 và 8,2 giờ; p<0,01); vào viện muộn hơn, biến chứng nặng và suy đa tạng nhiều hơn ethanol (p<0,01); chỉ gặp tử vong ở BN ngộ độc methanol (40%), lactat vào viện ≥10 mmol/l tử vong 66,7%. Ngộ độc paracetamol: vào viện sớm sau uống 3,7 giờ với lactat trung bình 4,7 mmol/L và về bình thường sau 9,5 giờ; tăng lactat nhẹ và trung bình; không có biến chứng nặng và tử vong. Ngộ độc biguanid: vào viện muộn trung bình sau 52 giờ, tăng lactat nặng (100%), về bình thường chậm sau 48 giờ; 100% toan chuyển hóa nặng và suy đa tạng; tử vong cao 33%. Ngộ độc cyanua: vào viện sớm sau 1,6 giờ, tăng lactat nặng (40%), về bình thường sau 14,4 giờ; suy đa tạng và tử vong 20%. Kết luận: Cần đánh giá mức độ tăng lactat cùng với mức độ nặng của ngộ độc cấp một số thuốc và hóa chất để giúp tiên lượng và xử trí sớm cho bệnh nhân

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gummin DD, Mowry JB, Spyker DA, et al (2019), “2018 Annual Report of the American Association of Poison Control Centers’ National Poison Data System (NPDS): 36th Annual Report”, Clin Toxicol (Phila). 2019;57(12):1220-1413.
2. Shah AD, Wood DM, Dargan PI (2011), “Understanding lactic acidosis in paracetamol (acetaminophen) poisoning”, Br J Clin Pharmacol. 2011;71(1):20-28.
3. Seheult J, Fitzpatrick G, Boran G. (2017), “Lactic acidosis: an update”, Clin Chem Lab Med. 2017;55(3):322-333.
4. Nguyễn Thị Dụ (2004), “Định hướng chung chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp”, Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc cấp. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2004; 9-22.
5. Suetrong B, Walley KR. (2016), “Lactic Acidosis in Sepsis: It’s Not All Anaerobic: Implications for Diagnosis and Management”, Chest. 2016;149(1):252-261.
6. Ralphe Bou Chebl, El Khuri C, Shami A, et al (2017), “Serum lactate is an independent predictor of hospital mortality in critically ill patients in the emergency department: a retrospective study”, Scand J Trauma Resusc Emerg Med. 2017;25 (1):69
7. Manini AF, Kumar A, Olsen D, et al, (2010) “Utility of serum lactate to predict drug-overdose fatality”, Clin Toxicol (Phila). 2010;48(7):730-736.
8. Dichtwald S., Weinbroum AA., Sorkine P, et al (2012), “Metformin-associated lactic acidosis following acute kidney injury. Efficacious treatment with continuous renal replacement therapy”, Diabet Med. 2012;29(2):245-250.
9. Shoma Desai (2020), “Cyanide poisoning”, UptoDate 2020