SO SÁNH MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ TỦY SỐNG - NGOÀI MÀNG CỨNG PHỐI HỢP VỚI GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐƠN THUẦN ĐỂ MỔ LẤY THAI TRÊN SẢN PHỤ CÓ NGUY CƠ CAO TỤT HUYẾT ÁP

Đức Lam Nguyễn 1,, Thị Thu Ba Nguyễn 2
1 Trường ĐHY Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh một số tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê tủy sống - ngoài màng cứng phối hợp với gây tê tủy sống đơn thuần để vô cảm cho mổ lấy thai ở sản phụ có nguy cơ cao tụt huyết áp. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 60 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai chủ động, có một trong các yếu tố nguy cơ cao tụt huyết áp sau gây tê tuỷ sống: đa thai, đa ối, thai to, được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm để thực hiện 2 kỹ thuật vô cảm khác nhau: nhóm I gây tê tuỷ sống với liều bupivacaine theo chiều cao của bệnh nhân(cao <150cm: 7mg, từ 150 - 160cm: 8mg, >160cm: 8,5 mg) và nhóm II gây tê tuỷ sống liều 5mg bupivacaine phối hợp với tê ngoài màng cứng 10ml Lidocaine 1% with adrenaline 1: 200 000, cả hai nhóm đều được tiêm dưới nhện 30mcg fentanyl. Các thuốc co mạch sẽ được dùng điều chỉnh theo mạch, huyết áp của sản phụ. Các tác dụng không mong muốn trên mẹ và con được theo dõi liên tục trong 48 giờ sau mổ. Kết quả: Phương pháp gây tê tuỷ sống - ngoài màng cứng phối hợp có tỷ lệ nôn, buồn nôn là 6,67% so với 23,3% ở nhóm gây tê tủy sống đơn thuần (p < 0,05). Tỷ lệ ngứa, rét run ở nhóm gây tê tuỷ sống - ngoài màng cứng phối hợp  là 23,3% và 13,3% so với 26,6% và 26,6% ở nhóm gây tê tủy sống đơn thuần; không gặp bệnh nhân nào bị suy hô hấp, an thần sâu, đau đầu, bí tiểu ở cả hai nhóm. Điểm Apgar phút thứ nhất và phút thứ 5 của trẻ sơ sinh ở hai nhóm đều > 8, không có sự khác biệt). Không gặp các biến chứng nguy hiểm trên mẹ và con. Kết luận: Phương pháp gây tê tuỷ sống - ngoài màng cứng phối hợp ít gặp nôn, buồn nôn hơn so với phương pháp gây tê tủy sống đơn thuần. Các tác dụng không mong muốn khác trên mẹ và con không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Không gặp các biến chứng nguy hiểm trên mẹ và con.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Corke BC, Datta S, Ostheimer GW, Weiss JB, Alper MH. Spinal anaesthesia for Caesarean section. The influence of hypotension on neonatal outcome. Anaesthesia. Tháng Sáu 1982;37(6):658-62.
2. Kiefer RT, Ploppa A, Dieterich HJ. [Aortocaval compression syndrome]. Anaesthesist. Tháng Mười-Một 2003;52(11):1073-83; quiz 1084.
3. Roofthooft E, Van de Velde M. Low-dose spinal anaesthesia for Caesarean section to prevent spinal-induced hypotension. Curr Opin Anaesthesiol. Tháng Sáu 2008;21(3):259-62.
4. Choi D-H, Ahn H-J, Kim J-A. Combined low-dose spinal-epidural anesthesia versus single-shot spinal anesthesia for elective cesarean delivery. Int J Obstet Anesth. Tháng Giêng 2006;15(1):13-7.
5. Teoh WHL, Thomas E, Tan HM. Ultra-low dose combined spinal-epidural anesthesia with intrathecal bupivacaine 3.75 mg for cesarean delivery: a randomized controlled trial. Int J Obstet Anesth. 1 Tháng Mười 2006;15(4):273-8.
6. Wang LZ, Zhang YF, Hu XX, Chang XY. A randomized comparison of onset of anesthesia between spinal bupivacaine 5 mg with immediate epidural 2% lidocaine 5 mL and bupivacaine 10 mg for cesarean delivery. Int J Obstet Anesth. 1 Tháng Hai 2014;23(1):40-4.
7. Nguyễn Đức Lam. Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê tuỷ sống và gây tê tuỷ sống - Ngoài màng cứng phối hợp để mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng. đại học y Hà Nội; 2013.
8. Nguyễn Hoàng Ngọc. Đánh giá tác dụng gây tê dưới màng nhện bằng bupivacain liều thấp kết hợp với fentanyl trong mổ lấy thai. 2003.