RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở TRẺ SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Nguyễn Thế Nguyên Phùng 1,2,, Quý Tỷ Dao Nguyễn 1,2, Diệp Tuấn Trần 1,2
1 Đại học Y dược TP. HCM
2 Bệnh viện Nhi đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề- Mục tiêu: rối loạn đông máu là 1 trong 2 cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết dengue. Nghiên cứu này khảo sát tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhi sốc sốt xuất huyết dengue tại Khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc Bệnh Viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 466 trẻ chẩn đoán sốc sốc sốt xuất huyết dengue nhập Bệnh Viện Nhi Đồng 1 từ ngày 1 tháng 12 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019. Đông máu được thực hiện tại các thời điểm lúc sốc (T0), 24 giờ (T24) và 48 giờ (T48) sau thời điểm sốc. Kết quả: Tuổi trung bình 9,4 ± 3,1 tuổi, trong đó 251 (53,9%) trẻ nam. 4,7% có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng, trong đó xuất huyết tiêu hoá là 7 ca (1,5%), chảy máu mũi 7 ca (1,5%), chảy máu chân răng 2 ca (0,4%), hành kinh kéo dài 6 ca (1,3%). Trong quá trình điều trị chảy máu tiêu hoá thêm 5 ca, trong đó tổng số ca xuất huyết tiêu hoá nặng cần truyền máu là 6 ca (1,3%). Giá trị trung bình số lượng tiểu cầu (đơn vị x103/mm3) các thời điểm T0, 24, 48 lần lượt là 38,9 ± 24,1 ; 27,3 ± 24,1 ; 36 ± 27. Tỷ lệ phần trăm giảm tiểu cầu tại thời điểm T0, 24, 48 lần lượt là: 84,3% ; 97,8% và 100%. Tỷ lệ APTT kéo dài thời điểm T0, 24, 48 lần lượt là 25,4% ; 78,3% và 66,7%. Tỷ lệ kéo dài PT thời điểm T0, 24, 48 lần lượt là 4,4%; 39,1% và 44%. Tỷ lệ giảm fibrinogen < 1 g/l thời điểm T0, 24, 48 lần lượt là 3%; 54,9% và 32%. Ở thời điểm nhập viện: rối loạn đông máu có 70 (25,9%), trong đó 6 trường hợp (2,2%) thoả tiêu chuẩn DIC. Trong 48 giờ theo dõi rối loạn đông máu 140 (40,8%) và DIC là 39 trường hợp (11,4%). Tỷ lệ trẻ cần truyền các chế phẩm hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh lần lượt là 3,2%; 3,6%; 2,4% và 3,2%. Kết luận: Rối loạn đông máu có tỷ lệ 40,8% trong sốc SXHD ở trẻ em, trong đó DIC là 11,4%. Biểu hiện lâm sàng nặng có tỷ lệ thấp. Tỷ lệ trẻ cần truyền các chế phẩm thấp và rối loạn đông hồi phục với điều trị và diễn tiến của bệnh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2019). Quyết định 3075/QĐ BYT “Về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết dengue”.
2. Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y Tế (2020). Tình hình dịch sốt xuất huyết Việt Nam 1980- 2020.
3. Levi, M. (2009), "Guidelines for the diagnosis and management of disseminated intravascular coagulation. British Committee for Standards in Haematology", Br J Haematol, 145(1), p. 24-33.
4. Đoàn Văn Lâm (2013). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến điều trị bệnh sốc sốt xuất huyết dengue ở người lớn. Tạp chí Y học TPHCM, 17: tr. 189-197.
5. Văn Thị Cẩm Thanh (2018). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng có sốc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tạp Chí Y học TPHCM, 22(4): tr. 195-202.
6. Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Hữu Nhân, Lê Vũ Phượng Thy, Ngô Văn Tuấn An. (2018). Điều trị sốc sốt xuất huyết dengue kéo dài, biến chứng nặng tại Khoa cấp cứu – hồi sức Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố. Tạp Chí Y học TPHCM, 22: tr. 89-96.
7. Adane T, Getawa S (2021) Coagulation abnormalities in Dengue fever infection: A systematic review and meta-analysis. PLoS Negl Trop Dis 15(8): e0009666. https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0009666
8. Wills, B. (2009), "Hemostatic changes in Vietnamese children with mild dengue correlate with the severity of vascular leakage rather than bleeding", Am J Trop Med Hyg, 81(4), p. 638-644.