HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ CHỌN LỌC THÂN TRÊN CỦA ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY MỘT LIỀU DUY NHẤT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng giảm đau và các tác dụng không mong muốn sau mổ của phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai. 30 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai theo chương trình được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất dưới hướng dẫn của siêu âm tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngooại khoa– Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021. Thời gian thực hiện kĩ thuật, điểm đau VAS khi nghỉ và khi vận động, mức độ hài lòng của bệnh nhân và số lượng morphin tiêu thụ và một số tác dụng không mong muốn được ghi lại trong 24 giờ sau mổ. Thời gian thực hiện kĩ thuật trung bình là 5,12 ± 1,72 (phút). Điểm VAS trung bình khi nghỉ đều < 3 và khi vận động đều xấp xỉ 4 ở tất cả các thời điểm trong 24 giờ đầu sau mổ. Lượng morphin sử dụng trung bình là 16,56 ± 3,45 (mg) và 66,7% bệnh nhân có mức độ rất hài lòng và 23,3% ở mức độ hài lòng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vaidưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả giảm đausau mổtrong 24 giờ đầu cho các phẫu thuậtnội soi khớp vai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gây tê chọn lọc, thân trên đám rối thần kinh cánh tay, nội soi khớp vai, hướng dẫn của siêu âm, giảm đau sau mổ, một liều duy nhất
Tài liệu tham khảo
2. Chan C, Peng PWH. Suprascapular Nerve Block: A Narrative Review. Reg Anesth Pain Med. 2011;36(4):358-373. doi:10.1097/AAP.0b013e3182204ec0.
3. Salviz EA, Xu D, Frulla A, et al. Continuous Interscalene Block in Patients Having Outpatient Rotator Cuff Repair Surgery: A Prospective Randomized Trial. Anesth Analg. 2013;117 (6): 1485. doi:10.1213/01.ane.0000436607.40643.0a
4. RyungA Kang, Ji Seon Jeong, Ki Jinn Chin, Jae Chul Yoo, Jong Hwan Lee, Soo Joo Choi, Mi Sook Gwak, Tae Soo Hahm, Justin Sangwook Ko; Superior Trunk Block Provides Noninferior Analgesia Compared with Interscalene Brachial Plexus Block in Arthroscopic Shoulder Surgery. Anesthesiology 2019; 131:1316–1326 doi: https://doi.org/10.1097/ALN.0000000000002919
5. Burckett-St. Laurent D, Chan V, Chin KJ: . Refining the ultrasound-guided interscalene brachial plexus block: The superior trunk approach. Can J Anaesth . 2014; 61:1098–102
6. Kang RA, Chung YH, Ko JS, Yang MK, Choi DH: Reduced hemidiaphragmatic paresis with a “corner pocket” technique for supraclavicular brachial plexus block: Single-center, observer-blinded, randomized controlled trial. Reg Anesth Pain Med . 2018; 43:720–4
7. David H. Kim, Yi Lin, Jonathan C. Beathe, Jiabin Liu, Joseph A. Oxendine, Stephen C. Haskins, Michael C. Ho, Douglas S. Wetmore, Answorth A. Allen, Lauren Wilson, Christopher Garnett, Stavros G. Memtsoudis; Superior Trunk Block: A Phrenic-sparing Alternative to the Interscalene Block: A Randomized Controlled Trial. Anesthesiology 2019; 131:521–533 doi: https://doi.org/10.1097/ALN.0000000000002841
8. Kessler J, Schafhalter-Zoppoth I, Gray AT: . An ultrasound study of the phrenic nerve in the posterior cervical triangle: Implications for the interscalene brachial plexus block. Reg Anesth Pain Med . 2008; 33:545–50
9. Riazi S, Carmichael N, Awad I, Holtby RM, McCartney CJ: Effect of local anaesthetic volume (20 vs. 5ml) on the efficacy and respiratory consequences of ultrasound-guided interscalene brachial plexus block. Br J Anaesth. 2008; 101:549–56.