KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG CƯỜNG CẬN GIÁP THỨ PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TRƯỚC KHI GHÉP THẬN

Huỳnh Kim Ngân Lâm 1,, Hữu Hên Phan 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bệnh thận mạn giai đoạn cuối là một trong những gánh nặng y tế lớn toàn cầu với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh mà cụ thể là cường cận giáp. Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá mức độ cường cận giáp thứ phát ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu trên nhóm bệnh nhân được chuẩn bị trước ghép thận trong năm 2020 tại bệnh viện Chợ Rẫy.  Kết quả: Tỉ lệ cường cận giáp thứ phát ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là 83.6% với nồng độ PTH trung bình là 236.3 (1-999) pg/mL. Kết luận: Cường cận giáp thứ phát là một biến chứng rất thường gặp ở các bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chuẩn bị được ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận - tiết niệu, Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Vũ Lệ Anh, Nguyễn Thành Tâm, Trần Thị Bích Hương, (2010), "Rối loạn chuyển hóa canxi, phospho và PTH ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn trước chạy thận nhân tạo ", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14, trang. 407-413.
3. Nguyễn Thanh Minh (2021), “Nghiên cứu rối loạn xương, khoáng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Huế
4. Andrew S. L., Kai-uwe E., Yusuke T., et al (2005), "Definition and classification of chronic kidney disease: A position statement from Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO)", Kidney International,. 67, pp. 2089–2100.
5. Ghosh B., Brojen T, Banerjee S., et al (2012), "The high prevalence of chronic kidney disease mineral bone disorders: A hospital-based crosssectional study", Indian Journal of Nephrology. 22. pp 285-291.
6. International society of nephrology (2017), "KDIGO 2017 clinical practice guideline update for the diagnosis, evaluation, prevention, and treatment of chronic kidney disease–mineral and bone disorder (CKDMBD)", Kidney International Supplements. 7, pp. 1-59.
7. Levin A, et al. (2007), "Prevalence of abnormal serum vitamin D, PTH, calcium, and phosphorus in patients with chronic kidney disease: results of the study to evaluate early kidney disease", Kidney Int. 71(1), pp. 31-38.
8. Miller P. D (2014), "Chronic kidney disease and osteoporosis: evaluation and management", Bonekey Rep. 3 (542), pp. 1-7.