KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MILES ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Mạnh Hùng Trần 1,, Quế Sơn Trần 1,2, Hiếu Học Trần 1,2, Hoàng Quân Nguyễn 3, Đức Long Vũ 1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật Miles trong điều trị ung thư trực tràng thấp. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được phẫu thuật cắt cụt trực tràng tại Bệnh viện Bạch mai từ 1/2015 đến 12/2019. Kết quả: 52 bệnh nhân gồm 26 nam, 26 nữ, phẫu thuật gồm nội soi 15 (28,8%) và mở 37 (71,2%); giai đoạn bệnh I, II, III, IV lần lượt là 25%, 32,7%, 32,7% và 9,6%. Thời gian phẫu thuật 126,2 phút (70-240), thời gian nằm viện 9,37 ngày (6-20), tai biến 1,9%, biến chứng 7,6%. Thời gian theo dõi dài nhất 55 tháng, tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 12, 24, 36 và 48 tháng lần lượt là 96,1%, 86,5%, 75,0% và 65,4%, thời gian sống thêm chung là 39,69 ± 2,47 tháng. Có 3 trường hợp tái phát tại chỗ sau mổ thời điểm 12, 15, 18 tháng ở những bệnh nhân có u T4. Kết luận: Phẫu thuật Miles trong điều trị ung thư trực tràng thấp có hiệu quả khá tốt với tai biến, biến chứng thấp và thời gian sống thêm sau mổ tương đối cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nahas S.C., Nahas C.S.R., Bustamante-Lopez L.A., Pinto R.A., Marques C.F.S., Cecconello I. Outcomes of surgical treatment for patients with distal rectal cancer: A retrospective review from a single university hospital. Revista de Gastroenterología de México. 2020;85(2):180-189.
2. Phạm Hùng Cường. Phẫu thuật bảo tồn hậu môn điều trị ung thư trực tràng thấp tại bệnh viện ung bướu TPHCM. Tạp chí Y học lâm sàng – Bệnh viện Trung ương Huế số 65-2020, 71-77.
3. Holm T. Abdominoperineal Excision: Technical Challenges in Optimal Surgical and Oncological Outcomes after Abdominoperineal Excision for Rectal Cancer. Clin Colon Rectal Surg 2017;30:357–367.
4. Phạm văn Bình (2013). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp. Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
5. Mai Đình Điểu (2014). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Trần Ngọc Dũng, Hà Văn Quyết, Kim Văn Vụ, Chu thị Chi (2014). Đánh giá kết quả sớm của phương pháp phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng. Y học thực hành số 2/2014 (905), 35-38.
7. Chung HJ., Kim JG., Kim HJ., Cho HM., Kye BH. (2021). The Safety and Feasibility of Laparoscopic Surgery for Very Low Rectal Cancer: A Retrospective Analysis Based on a Single Center’s Experience. Biomedicines 2021, 9, 1720. doi.org/10.3390/biomedicines9111720.
8. Neşşar G, Demirbağ AE, Celep B, Elbir OH, Cüneyt Kayaalp C. (2016). Extralevator abdominoperineal excision versus conventional surgery for low rectal cancer: a single surgeon experience. Ulus Cerrahi Derg 2016; 32: 244-247. DOI: 10.5152/UCD.2016.3251.
9. Davies M., Harries D., Hirst G., Beynon R., Morgan A. R., Carr N. D. and Beynon J. (2008). Local recurrence after abdomino-perineal resection. Colorectal Disease, 11, 39–43 doi:10.1111/j.1463-1318.2008.01520.