KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ EM MẮC DỊ TẬT KHE HỞ MÔI VÀ/HOẶC VÒM MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2019-2021

Văn Giáp Nguyễn1,, Thị Trang Nguyễn 2, Ngọc Tuyến Lê 3, Hà Lâm Nguyễn 4, Hữu Thắng Nguyễn 4
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
4 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả điều trị và phục hồi chức năng sau phẫu thuật của trẻ mắc dị tật khe hở môi và/hoặc vòm miệng. Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 196 trẻ dưới 15 tuổi có dị tật ke hở môi và/hoặc vòm miệng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2019-2021. Kết quả: Tỷ lệ xuất hiện biến chứng sớm sau mổ 1 tuần khá cao (58,7%), trong đó tụ máu, bầm tím thường gặp nhất (83,5%). Khả năng nhai được cải thiện rõ rệt nhất sau phẫu thuật và đạt trên 85% sau 6 tháng, tiếp đến là khả năng phát âm. Tỷ lệ sẹo co kéo nhẹ và sẹo to mất thẩm mỹ sau 1 tháng và 6 tháng mổ vẫn chiếm đa số. Trẻ có biểu hiện, thay đổi tích cực để hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của phẫu thuật trong cải thiện sức khỏe thể chất, tâm thần và chức năng của trẻ mắc dị tật khe hở môi và/hoặc vòm miệng mặc dù tỷ lệ biến chứng sớm sau phẫu thuật khá cao. Tuy nhiên trẻ vẫn phải đối mặt với một số rào cản để hòa nhập, thích nghi với cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tanaka S.A., Mahabir R.C., Jupiter D.C., et al. (2012). Updating the epidemiology of cleft lip with or without cleft palate. Plast Reconstr Surg, 129(3), 511e–518e.
2. Taib B.G., Taib A.G., Swift A.C., et al. (2015). Cleft lip and palate: diagnosis and management. Br J Hosp Med Lond Engl 2005, 76(10), 584–585, 588–591.
3. Mulliken J.B. and Martínez-Pérez D. (1999). The principle of rotation advancement for repair of unilateral complete cleft lip and nasal deformity: technical variations and analysis of results. Plast Reconstr Surg, 104(5), 1247–1260.
4. Liang Z., Yao J., Chen P.K.T., et al. (2018). Effect of Presurgical Nasoalveolar Molding on Nasal Symmetry in Unilateral Complete Cleft Lip/Palate Patients after Primary Cheiloplasty without Concomitant Nasal Cartilage Dissection: Early Childhood Evaluation. Cleft Palate-Craniofacial J Off Publ Am Cleft Palate-Craniofacial Assoc, 55(7), 935–940.
5. José Alberto de Souza Freitas, Daniela Gamba Garib, Marchini Oliveira, et al. (2012). Rehabilitative treatment of cleft lip and palate: experience of the Hospital for Rehabilitation of Craniofacial Anomalies - USP (HRAC-USP) - Part 2: Pediatric Dentistry and Orthodontics. Oral Sci, 20(2), 9–15.
6. Tatum S.A. (2014). Pediatric facial plastic and reconstructive surgery. Facial Plast Surg Clin N Am, 22(4), xiii.
7. Vũ Quang Hưng, Phạm Thị Nhung, Đoàn Trung Hiếu (2021). Hình thái dị tật khe hở môi, vòm miệng bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. Tạp Chí Học Việt Nam, 503(2), 247–251.
8. Nguyen H.L., Nguyen V.M., and Tran X.P. (2021). Cleft Lip/Nasal Deformities After Plastic Surgery for Unilateral Cleft Lip/Palate: A Prospective Study at a Large Hospital in Vietnam. Clin Cosmet Investig Dent, 13, 305–314.
9. Sell D., Grunwell P., Mildinhall S., et al. (2001). Cleft Lip and Palate Care in the United Kingdom—The Clinical Standards Advisory Group (CSAG) Study. Part 3: Speech Outcomes. Cleft Palate Craniofac J, 38(1), 30–37.
10. Ruiz-Guillén A., Suso-Ribera C., Romero-Maroto M., et al. (2021). Perception of quality of life by children and adolescents with cleft lip/palate after orthodontic and surgical treatment: gender and age analysis. Prog Orthod, 22, 10.