KHẢO SÁT THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG TRONG MỔ VÀ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TIÊU HÓA LỚN

Việt Đức Trần 1, Hoàng Phương Vũ1,2,
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật tiêu hóa lớn là phẫu thuật gây ra tình trạng mất máu, mất dịch nhiều và có thể gây ra nhiều biến đổi huyết động trong mổ. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại khoa Gây mê hồi sức và Chống đau - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021 trên 138 bệnh nhân nhằm khảo sát thay đổi một số chỉ số huyết động trong mổ và biến đổi trong khí máu động mạch trong và sau mổ. Kết quả cho thấy tỉ lệ tụt huyết áp sau khởi mê xảy ra ở 44,9% số bệnh nhân, huyết áp trung bình giảm 16% so với mức nền. Xét nghiệm khí máu động mạch cho thấy xu hướng toan hỗn hợp khi mổ kéo dài, sau mổ có tình trạng giảm PaO2 và PaO2/FiO2 có ý nghĩa thống kê. Kết luận: các bệnh nhân được phẫu thuật tiêu hóa lớn có tình trạng tụt huyết áp khi khởi mê, tuy nhiên trong cuộc mổ huyết động biến đổi không nhiều, đồng thời xu hướng toan hóa máu khi thời gian phẫu thuật kéo dài và giảm oxy máu sau phẫu thuật. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J. Straatman, M.A. Cuesta, E.S.M. De Lange – De Klerk, et al. Long-Term Survival After Complications Following Major Abdominal Surgery. J Gastrointest Surg. 2016;20:1034–1041.
2. M. Cihoric, H. Kehlet, M.L. Lauritsen, et al. Electrolyte and Acid–Base Disturbances in Emergency High-Risk Abdominal Surgery, a Retrospective Study. World J Surg. 2022;https://doi.org/10.1007/s00268-022-06499-9.
3. Shounthoo Rs, Shamim A, Et Al. Arterial blood gases changes in upper abdominal surgeries. A prospective study. 2016;4(4D):1384-1391. www.saspublisher.com.
4. Phạm Quang Minh. Đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch sau mổ và các yếu tố nguy cơ của giảm oxy máu động mạch ở bệnh nhân được phẫu thuật bụng. Luận án Tiến sĩ Y học. 2014:Đại học Y Hà Nội.
5. S. S Mogoanta, S Paitici, C. A Mogoanta. Postoperative Follow-Up and Recovery after Abdominal Surgery. In: Zaghal A, Rifai AE, eds. Abdominal Surgery - A Brief Overview. IntechOpen; 2021.
6. Charlson M.E, Pompei P, Ales K.L, et al. A new method of classifying prognostic comorbidity in longitudinal studies: development and validation. J Chronic Dis. 1987;40(5):373-383.
7. Luiz P.J., Rodrigo B.A., Maria C.V., et al. Hemodynamic evaluation of elderly patients during laparoscopic cholecystectomy. Rev Col Bras Cir. 2018;45(2).
8. Paul S. Myles, Rinaldo Bellomo, Tomas Corcoran, et al. Restrictive versus Liberal Fluid Therapy for Major Abdominal Surgery. N Engl J Med. 2018;378(24):2263-2274.
9. C. Salzwedel, J. Puig, A. Carstens, et al. Perioperative goal-directed hemodynamic therapy based on radial arterial pulse pressure variation and continuous cardiac index trending reduces postoperative complications after major abdominal surgery: a multi-center, prospective, randomized study. Crit Care. 2013;17(R191).