ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MÊ LINH

Thái Hà Trần 1,, Trí Thuật Bùi 2
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương
2 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hoá khớp gối tại bệnh viện Đa khoa Mê Linh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên trên 60 bệnh nhân trên 40 tuổi được chẩn đoán xác định thoái hoá khớp gối giai đoạn I và II tại bệnh viện đa khoa Mê Linh từ tháng 1/2021 đến hết tháng 10/2021. Kết quả: Tuổi mắc thoái hóa khớp của bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi trên 60 tuổi (75%), nữ nhiều hơn nam (75% so với 25%), hầu hết đều là công nhân và nông dân (28,3% và 31,7%). Đa số bệnh nhân nghiên cứu có BMI ở mức bình thường (83,4%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau khớp gối (100%), kế đến là phá gỉ khớp (65%) và lục cục khi cử động (55%). Hình ảnh Xquang thường quy cho thấy thoái hóa khớp gối độ II chiếm đa số ở bệnh nhân nghiên cứu và hai bên gối (50% gối trái và 43,3% gối phải).  Hình ảnh siêu âm cho thấy có biểu hiện tràn dịch khớp trên siêu âm là 35% ở gối trái và 26,7% ở gối phải. Kết luận: Bệnh nhân thoái hoá khớp thường là nữ, trên 60 tuổi, có BMI bình thường, triệu chứng thường gặp là đau khớp gối, phá gỉ khớp, lục cục khớp gối. Cận lâm sàng thường có hình ảnh Xquang thoái hoá khớp gối độ II, có tràn dịch khớp gối trên siêu âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân (2004), Hư khớp, Bệnh học nội khoa tập II, NXB Y học, 327-342
2. Altman RD (1991), Criteria for classification of clinical osteoarthritis, JRheumatol Suppl. 27, 10-2
3. Hoàng Bảo Châu (2006), Chứng tý, Nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, 528-538
4. Hawamdeh M.Z, Al-Ajlouni M.J (2013). The clinical pattern of knee osteoarthritis in Jordan A hospital based study. International Journal of medical sciences, 10(6), 790-795.
5. Zhang, W., Doherty, M., Peat, G., Bierma-Zeinstra, M. A., Arden, N. K., Bresnihan, B., ... & Bijlsma, J. W. (2010). EULAR evidence-based recommendations for the diagnosis of knee osteoarthritis. Annals of the rheumatic diseases, 69(3), 483-489.
6. Lan T.H.P, Thai Q.L, Linh D.M (2014). Prevalence of radiographic osteoarthritis of the knee and its relationship to self-reported pain. Plot One, 9, e94563
7. Muraki S, Oka H, Akune T et al (2019). Prevalence of radiographic knee osteoarthritis and its association with knee pain in the elderly of Japanese population-based cohorts: the ROAD study. Osteoarthritis Cartilage, 17(9), 1137-43
8. Sowers M, Jacobson, J.A, Jiang Y et al (2011). Associations of anatomical measures from MRI with radiographically defined knee osteoarthritis score, pain, and physical functioning. J Bone Joint Surg Am, 93(3), 241-51
9. Trần Thị Minh Hoa và cộng sự (2002), Tình hình bệnh xương khớp trong cộng đồng ở hai quần thể dân cư Trung Liệt (Hà Nội) và Tân Trường (Hải Dương), Công trình nghiên cứu khoa học tập 1, NXB Y học, 368-374.