MONG MUỐN LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SINH CON VÀ THỰC TẾ CHỈ ĐỊNH SINH CỦA CÁC THAI PHỤ ĐẾN KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI CÀ MAU

Thị Ly Ninh 1,, Thành Lợi Võ 1
1 Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phương pháp sinh có tầm quan trọng sống còn đối với sức khoẻ của cả mẹ và con.Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát mong muốn lựa chọn phương pháp sinh con và so sánh với thực tế chỉ định sinhcủa các thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau, đồng thời tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến các thai phụ có mong muốn sinh bằng phương pháp mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 262 phụ nữ có thai đến khám thai tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau từ 01/01/2021 đến 31/01/2021. Phỏng vấn tại thời điểm khám thai và sau khi sinh thông qua bộ câu hỏi có cấu trúc. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ mong muốn sinh bằng phương pháp mổ lấy thai là 85 (33,21%). Trong khi đó tỷ lệ mổ lấy thai thực tế là124 (47,33%). Có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mong muốn lựa chọn phương pháp sinh và thực tế chỉ định với p<0,01, OR = 0,34, 95%CI (0,19– 0,58). Mong muốn mổ lấy thai của các thai phụ bị ảnh hưởng đáng kể bởiphương pháp sinh trước, số lần mang thai, đã được nhìn thấy cuộc sinh và có yếu tố thành viên trong gia đình từng mổ lấy thai (p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ mong muốn mổ lấy thai cao ở các phụ nữ mang thai tại Cà Mau và có sự khác biệt với chỉ định sinh thực tế. Sự trải nghiệm của bản thân và người thân trong gia đình có ảnh hưởng đến mong muốn này. Các phương pháp tiếp cận tổng thể từ gia đình và gia tăng sự trải nghiệm tích cực tại cơ sở y tế nên được thực hiện để giảm bớt mong muốn lựa chọn sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Takegata, M. et al. Reasons for Increased Caesarean Section Rate in Vietnam: A Qualitative Study among Vietnamese Mothers and Health Care Professionals. Healthcare8, 41 (2020).
2. World Health Organization. WHO statement on caesarean section rates. https://apps.who.int/ iris/handle/10665/161442 (2015).
3. Mazzoni, A. et al. Women’s preference for caesarean section: a systematic review and meta-analysis of observational studies: Women’s preference for caesarean section: systematic review. BJOG Int. J. Obstet. Gynaecol.118, 391–399 (2011).
4. Kosan, Z., Kavuncuoglu, D., Calıkoglu, E. O. & Aras, A. Delivery preferences of pregnant women: Do not underestimate the effect of friends and relatives. J. Gynecol. Obstet. Hum. Reprod.48, 395–400 (2019).
5. Darwish, D. S. G., Fiala, L. El. & Refaat, A. H. Factors influencing the decision-making process regarding mode of delivery among women attending primary health care units in Ismailia district. Int. J. Adv. Community Med.2, 34–42 (2019).
6. Zhang, H., Wu, J., Norris, J., Guo, L. & Hu, Y. Predictors of preference for caesarean delivery among pregnant women in Beijing. J. Int. Med. Res.45, 798–807 (2017).
7. Toan, T. K. et al. Technology Preference in Choices of Delivery Care Utilization from User Perspective -A Community Study in Vietnam. Am. J. Public Health Res.1, 10–17 (2013).
8. Ryding, E. L. et al. Pregnant women’s preference for cesarean section and subsequent mode of birth – a six-country cohort study. J. Psychosom. Obstet. Gynecol.37, 75–83 (2016).