CA LÂM SÀNG: HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH KHOEO CHÂN Ở BỆNH NHÂN SAU MẮC COVID-19

Thanh Bình Vũ 1,
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, bệnh lý nền tăng huyết áp điều trị thường xuyên, huyết áp kiểm soát ở mức 120/80 mmHg. Bệnh nhân đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca, mũi 1 cách mũi 2 hơn 3 tháng. Sau tiêm vaccine, bệnh nhân không có phản ứng phụ nào nguy hiểm. 3 tháng sau tiêm mũi 2, bệnh nhân mắc COVID-19 được xác định bằng xét nghiệm PCR với nồng độ CT 13,9. Quá trình mắc COVID-19, bệnh nhân được phân tầng mức độ nhẹ và được chỉ định điều trị tại nhà bằng các thuốc thông thường là Paracetamol, Oresol, Vitamin tổng hợp. Sau 11 ngày điều trị, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV2 âm tính, chỉ còn triệu chứng nhẹ như mệt, hụt hơi, khó ngủ. Khoảng 1 tháng sau, bệnh nhân thấy tức nặng, phù, đỏ 2 chi dưới, đi khám và được phát hiện có huyết khối tĩnh mạch khoeo trên siêu âm – Doppler. Xét nghiệm thấy D-dimer tăng nhiều, các chỉ số đồng máu cơ bản khác và tiểu cầu trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân được điều trị bằng chống đông đường tiêm dưới da. Sau 10 ngày điều trị, bệnh ổn định. Vấn đề đặt ra là thuyên tắc huyết khối này có thực sự do COVID-19, cơ chế nào hình thành huyết khối trong trường hợp này?

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singhania N., Bansal S., Nimmatoori D.P. et al (2020), “Current Overview on Hypercoagulability in COVID-19”, American Journal of Cardiovascular Drugs (2020) 20:393–403.
2. Ortega-Paz L., Capodanno D., Montalescot G. et al (2021), “Coronavirus Disease 2019-Associated Thrombosis and Coagulopathy: Review of the Pathophysiological Characteristics and Implications for Antithrombotic Management”. Journal of American Heart Association 2021; 10:e019650.
3. Mizuiri S., Hemmi H., Arita M. et al (2008), Expression of ACE and ACE2 in individuals with diabetic kidney disease and healthy controls. Am J Kidney Dis. 2008; 51:613–623.
4. Kai H, Kai M. (2020), Interactions of coronaviruses with ACE2, angiotensin II, and RAS inhibitors‐lessons from available evidence and insights into COVID‐19. Hypertens Res. 2020; 43:648–654.
5. Panigada M., Bottino N., Tagliabue P. et al (2020), Hypercoagulability of COVID‐19 patients in intensive care unit: a report of thromboelastography findings and other parameters of hemostasis. J Thromb Haemost. 18:1738–1742.
6. Tang N., Li D., Wang X., Sun Z. (2020), Abnormal coagulation parameters are associated with poor prognosis in patients with novel coronavirus pneumonia. J Thromb Haemost. 2020; 18:844–847.
7. Xu P, Zhou Q, Xu J. (2020), Mechanism of thrombocytopenia in COVID‐19 patients. Ann Hematol. 2020; 99:1205–1208.
8. Thachil J., Tang N., Gando S. et al (2020), ISTH interim guidance on recognition and management of coagulopathy in COVID‐19. J Thromb Haemost. 2020; 18:1023–1026.